Yếu tố quốc tế

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2007 (Trang 54 - 55)

III. Phân tích môi trường vĩ mô

6. Yếu tố quốc tế

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Xu thế này bắt nguồn từ quy luật và phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Đối với Việt Nam vấn đề đặt ra không phải có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích của dân tộc, nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập.

Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn, ngành viễn thông Việt Nam đang là đích nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu mà ngành viễn thông Việt Nam đề ra khi mở cửa thị trường là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cả các lĩnh vực. Thị trường viễn thông hội nhập, Doanh Nghiệp (DN) viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các DN viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển theo hướng có lợi cho cả DN và khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ, đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập. Để cạnh tranh với các DN nước ngoài, DN Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt và đặc biệt là phải có khách hàng. Để có thể giành được vị thế trong cạnh tranh, các DN viễn thông cần nhanh chóng nắm bắt các nội dung cơ bản của các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đồng thời thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường liên quan. Chuẩn bị tốt tiềm lực để có thể thích ứng được nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam của hàng loạt các công ty nước ngoài.

Khi hội nhập WTO, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh trên thế giới và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà còn với các tập đoàn viễn thông lớn

trên thế giới. Khi đó, không chỉ phải cạnh tranh về thị trường công nghệ và khách hàng mà cả giá cước, nguồn nhân lực... đặc biệt là các chiêu thức kinh doanh - vấn đề hiệu quả đem lại và những vấn đề về cơ cấu tổ chức, bộ máy. Nếu trước đây, tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài mới chỉ tham gia đầu tư dưới hình thức hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông thì khi Việt Nam đã gia nhập WTO, theo thoả thuận với Mỹ và các quốc gia khác, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia điều hành liên doanh viễn thông nhưng với điều kiện tỉ lệ góp vốn theo lộ trình thỏa thuận. Đây là một điều rất mới trong lĩnh vực khai thác viễn thông của Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia WTO sẽ tạo ra nhiều thuận lợi và khó khăn, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp, cũng như với ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam phát triển theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp viễn thông là phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2007 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w