Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2007 (Trang 46 - 51)

III. Phân tích môi trường vĩ mô

1.Yếu tố kinh tế

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá Việt Nam đang thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển điện thoại.

Đến nay, mạng lưới Bưu chính - Viễn thông đã có những bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ đã lên đến 16.798 điểm (trong đó có hơn 7.700 điểm Bưu điện Văn hoá xã đã đưa vào hoạt động) rộng khắp, đến mọi vùng trong cả nước với bán kính phục vụ bình quân 2,5 km/điểm, số dân phục vụ bình quân 4.860 người/điểm, đạt mức tiên tiến trong khu vực. đến nay gần 90,9% số xã trong cả nước đã có báo đọc trong ngày. Mạng viễn thông của VNPT hiện có hơn 13 triệu thuê bao, (trong đó có 6,5 triệu thuê bao di động), đưa mật độ điện thoại đạt 16 máy/100 dân, vượt chỉ tiêu mà Đại hội IX của Đảng đề ra cho năm 2005 là từ 7-8 máy/100 dân. Năm 2005, VNPT đã triển khai mục tiêu 100% số xã trong cả nước có điện thoại. Với 6.000 kênh liên lạc quốc tế, mạng viễn thông của VNPT đã đáp ứng yêu cầu lưu thoát lưu lượng và khả năng cung ứng dịch vụ viễn thông quốc tế với chất lượng cao, cũng như bảo đảm dự phòng cho phát triển trong tương lai.

Năm 2005 tốc độ tăng trưởng của VNPT đạt 9%. Lần đầu tiên doanh thu toàn Tổng công ty đạt 2,12 tỷ USD; phát triển mới 3,27 triệu thuê bao điện thoại, nâng tổng số thuê bao trên mạng vượt qua con số 13 triệu. Nộp ngân sách nhà nước trên 5.000 tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch đã đăng ký. Các dịch vụ viễn thông tăng bình quân trên 17%, các dịch vụ bưu chính tăng trên 16,7%. Nhiều dịch vụ bưu chính, viễn thông mới, lần đầu tiên "trình làng" cũng đã thu hút sự quan tâm và sử dụng của khách hàng như: trả tiền trước mạng cố định, các dịch vụ sử dụng thẻ, bảo hiểm nhân thọ bưu chính, điện thoại Internet, games trực tuyến.

1.1. Tốc độ phát triển kinh tế vùng

Kinh tế phát triển là điều kiện cần thiết để ngành viễn thông phát triển, đồng thời dựa vào sự biến đổi của ngành viễn thông để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Theo thống kê tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh qua các năm điều tăng phần lớn do những người lãnh đạo tỉnh có những chính sách đúng đắn, kip thời tạo cho nền kinh tế tỉnh phát triển.

Ngày 8/2/2006 chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Trương Ngọc Hân chủ trì cuộc hợp thường kỳ tháng 1 báo cáo một số tình hình kinh tế xã hội tháng 1. Vấn đề nổi bật trong tháng là sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá mạnh ước tính giá trị đạt được 202 tỷ

đồng tăng 32,5% so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,802 triệu đôla tăng 151,31% so với cung kỳ năm trước.

Ngày 28/02/2006 uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị số 05/2006/CTUBND về việc đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi phong trào phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần VII đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 14,5% đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiệm kỳ qua, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua tập trung là: thủ trưởng các ngành các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu của quyết định phát động phong trào thi đua trong toàn ngành với sự phấn đấu quyết tâm cao, đề nghị các giám đốc, chủ nhiệm hợp tác xã trên địa bàn tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua của tỉnh thông qua việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp lấy mức tăng trưởng của tỉnh làm mức tăng trưởng của doanh nghiệp.

Các vùng, khu vực trong tỉnh đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên sức mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng tỉnh, tạo sự liên kết về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng và khu vực. Gắn chặt phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.

Các khu vực đô thị cần phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế, tri thức, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh.

Các khu vực nông thôn phát triển sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau quả, chăn nuôi, thuỷ sản và ứng dụng phổ biến các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành điện khí hoá và thực hiện cơ giới hóa ở những khâu cần thiết. Nâng cao nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp, chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp, chế biến nông lâm,

thuỷ sản. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, mạng lưới giao thông thủy, mạng thông tin liên lạc. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đông Tháp, Đảng và nhân dân cùng nhau vượt qua khó khăn thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế tạo niềm tin cho nhân dân. Tốc độ phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp hiện nay bình quân là 9,93%/năm vượt chỉ tiêu của nghị quyết (8,5%/năm) điều này cho thấy cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, có bước chuyển dịch theo hướng tốt đáng kể. Trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 14,5%/năm đây là chỉ tiêu mà tỉnh có thể đạt được. Với sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển, vì kinh tế phát triển, doanh nghiệp phát triển sẽ luôn đi đôi với nhu cầu thông tin liên lạc phát triển.

1.2. Tốc độ gia tăng GDP của vùng

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế vùng giai đoạn 2006-2010 đạt 14,5% Nhà nước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và nhân dân đã phấn đấu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP từ 2005 là 5, 807 triệu/người cố gắng phấn đấu đến năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 8,483 triệu/người. Sự tăng trưởng GDP góp phần nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân khi cuộc sống của con người ổn định thì nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng.

1.3. Lãi suất ngân hàng tăng

Thời gian qua do nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đang tăng mạnh mẽ với hàng loạt các dự án được triển khai. Trong khi đó sự huy động vốn của ngân hàng thấp hơn nhu cầu cho vay do đó lãi suất cũng tăng lên. Hơn nữa chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng lên đến 8,4% vào cuối năm 2005 điều đó cũng tạo sức ép làm cho lãi suất ngân hàng tăng thông qua quan hệ giữa lãi suất và lạm phát. Xu hướng lãi suất tăng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh của các công ty, trong đó có công ty ĐB-ĐT.

1.4. Chỉ số giá tiêu dùng

Hai tháng đầu năm thường chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết nhưng sẽ ổn định vào các tháng tiếp theo. Tốc độ tăng giá 2 tháng đầu năm

2006 thấp hơn 2005 nhưng nhìn chung tốc độ tăng giá ngày càng giảm nhưng chỉ số giá tiêu dùng của nước ta vẫn tăng cao sẽ gây ảnh hưởng làm giảm việc tiêu dùng hạn chế các dịch vụ như: Điện thoại, điện, nước, các dịch vụ của ngân hàng…

Bảng 8: CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Năm 2 tháng đầu năm (%) Cả năm (%)

2004 2005 2006 4,1 3,6 3,3 9,5 8,4 ___ www.VNPT.com 2. Yếu tố chính trị pháp luật 2.1. Chính trị ổn định

Hiện nay, nước ta đã gia nhập vào các tổ chức thương mại khu vực như ASEAN, AFTA và chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. Và Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định, đây là một điều kiện tốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước và cơ hội đầu tư nước ngoài. Đây là một lợi thế không phải quốc gia nào cũng có được, khi các nhà đầu tư biết đến môi trường Việt Nam sẽ thúc đẩy thông tin liên lạc phát triển, đây là một cơ hội thuận lợi cho ngành và công ty.

2.2. Chính sách kinh tế

Nhà nước ta đang thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác phát triển sản xuất kinh doanh. Quốc hội đã xem xét và thông qua nhiều dự án luật trong các lĩnh vực kinh tế như: Luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật thương mại…. Đây là năm thứ 6 luật doanh nghiệp đi vào hoạt động phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Nhà nước bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong những năm qua Nhà nước cũng đã từng bước hoàn thiện các hệ thống quy định mang tính pháp lý và các nguyên tắc, các định chế, thể chế trong lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng được cải cách và hoàn chỉnh như: ngành được toàn quyền .trong việc xem xét, chọn lựa đầu tư thiết bị viễn thông. Bên cạnh đó chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, thị trường chứng khoán được thành lập. Tuy quy mô còn

nhỏ so với các nước trên thế giới nhưng cũng đã huy động được nguồn vốn khá lớn nhàn rỗi trong dân để thúc đẩy nền kinh tế phát triển cao hơn nữa.

Chính sách khuyến khích đầu tư và giảm các thủ tục về thuế: tổng cục thuế cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục bỏ nhiều các loại hoá đơn nhằm giảm phiền phức cho doanh nghiệp và tiến tới cho doanh nghiệp kê khai đăng ký nộp thuế qua mạng. Các mẫu đăng ký sẽ được quy định cụ thể theo các ký hiệu riêng biệt và có hướng dẫn rõ ràng và người nộp thuế sẽ không trực tiếp đến cơ quan nộp thuế. Điều này sẽ làm giảm bớt thời gian, chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2007 (Trang 46 - 51)