1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường viễn thông là thị trường rất hấp dẫn các nhà đầu tư lớn. Hiện nay, thị trường hoạt động của công ty đã xuất hiện 3 đối thủ cạnh tranh là công ty viễn thông quân đội (Viettel mobile), công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom).
Đối thủ đáng lo ngại nhất của công ty là Viettel mobile, theo quyết định số 522/QĐ ngày 19/04/1996 của bộ quốc phòng, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Ngày 24/01/1998 Tổng cục bưu điện đã cấp giấy phép số 109/1998/GB TCBĐ Công ty được phép hoạt động trên các thành phố lớn và các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, Viettel mobile đã đưa ra cách tính cước phí block 6 giây rất hấp dẫn đối với khách hàng, với cách tính này, mạng điện thoại cố định Viettel mobile trở thành mạng điện thoại cố định đầu tiên tính cước theo block 6 giây cho các cuộc gọi từ điện thoại cố định đến thuê bao di động. Theo thống kê tổng chi phí hàng tháng của khách hàng 40-60% là chi phí gọi cho điện thoại di động thì với cách tính block 6 giây sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí.
Cước phí từ điện thoại cố định của Viettel mobile đến điện thoại di động của Viettel mobile block là 120 đồng.
Cước phí từ điện thoại cố định của Viettel mobile đến điện thoại di động khác block 6 giây là 139 đồng.
Trong khi đó Vina cước phí điện thoại di động là 3.060 đồng block 30 giây. Vì vậy, với cách tính như trên khách hàng sẽ thích sử dụng Viettel mobile hơn vì sẽ tiết kiệm được nhiều khoản tiền đáng kể. Vì vậy, Viettel mobile là đối thủ lớn nhất mà công ty cần quan tâm.
SPT được thành lập trên cở sở văn bản số 7093/ĐMD ngày 08/12/1995 của chính phủ, ngày 25/12/1996 tổng cục bưu điện đã có quyết định số 9391/CSBD-GP chính thức cho công ty vào hoạt động. Hiện tại giá dịch vụ nội hạt của SPT 180-200 đồng/phút và phải giảm xuống 120 đồng /phút để cạnh tranh và tạo nên một khoảng lỗ cho SPT và theo bà Nguyễn Thị Kim Cúc Giám Đốc SPT cho rằng "SPT chưa có hướng đi nào dịch vụ viễn thông, đối thủ cạnh tranh của mình trong điều kiện cạnh tranh ngày càng quyết liệt".
Điều mà các công ty quan tâm đến là chiến lược giảm giá cước của mình có lợi cho khách hàng hay không?. Vì, nếu có lợi cho khách hàng thì họ mới sử dụng mạng của mình, trước khi thực hiện chiến lược giảm giá cước VNPT lo ngại rằng doanh thu sẽ giảm nhưng không như vậy khi kế hoạch được thực hiện doanh thu tăng đáng kể về người sử dụng cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ và đã kích thích được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Chẳng hạn, Vinaphone giảm cước thuê bao điện thoại di động từ 80.000 đồng/tháng xuống còn 60.000 đồng/tháng và điều chỉnh phương thức tính cước block 30 giây + 6 giây, giảm giá cước là mục đích mà lãnh đạo bộ bưu chính viễn thông cố gắng xây dựng trong những năm gần đây. Bộ bưu chính viễn thông đã khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh bằng hình thức giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Ngày 18/01/2006 VASC đã công bố kết quả bình chọn danh hiệu "Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005". Kết quả bình chọn như sau:
Số người đang dùng điện thoại di động >50% chọn mạng Mobifone
>28% chọn mạng Vinaphone
Số người chưa dùng điện thoại di động >43% chọn Mobifone
38% chọn Vinaphone 25% chọn Viettel mobile 2% chọn S –phone
Theo phương án cước mới mà Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) vừa trình Bộ Bưu chính Viễn thông, cước liên lạc đối với dịch vụ trả sau được áp dụng theo khung mới 1.200-1.500 đồng/phút, thay cho mức 1.500 như hiện nay. Đối với các thuê bao hòa mạng mới, VNPT dự kiến áp dụng mức cước 100.000 đồng/lần, giảm 50% so với mức cũ.
VNPT cũng đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép giảm một loạt cước thuê kênh gồm thuê kênh quốc tế, thuê kênh riêng, với mức giảm trung bình 20%. Riêng cước thuê kênh quốc tế có mức giảm cao nhất khoảng 50%.
Ngoài ra, VNPT đề nghị Bộ cho phép được tự quyết định phương thức tính cước theo block 6 giây + 1 (block đầu tiên tính 6 giây, các block tiếp theo tính cước trên từng giây gọi). Cách tính này được áp dụng cho tất cả các dịch vụ điện thoại quốc tế, cố định, di động... thay cho mức 30 giây + 6 hiện nay. Riêng cước thuê bao tháng vẫn giữ nguyên mức 69.000 đồng.
Bảng 7: SO SÁNH CÔNG TY ĐB-ĐT VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Chỉ tiêu Công ty ĐB-ĐT Viettel mobile SPT
1. Chất lượng thông tin 2. Giá dịch vụ 3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 4. Ý thức cạnh tranh 5. Cơ sở vật chất, tài chính 6. Nhân lực 7. Thương hiệu 4 3 3 3 4 4 4 3 4 3 3 3 3 3 2 2 3 3 2 3 2 Tổng cộng 25 22 17
Nguồn: (Trung tâm chăm sóc khách hàng)
Chú ý: 4- rất mạnh, 3-mạnh, 2-yếu, 1-rất yếu
Qua số liệu điều tra cho thấy chất lượng dịch vụ của công ty vẫn chiếm vị trí thứ nhất và đây cũng là điểm mạnh của công ty vì đa số khách hàng đặc biệt điều chú trọng đến chất lượng dịch vụ hơn.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty rất được chú trọng và đạt chất lượng cao được đánh giá bằng với Viettel và trong tương lai công ty chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng hơn nữa.
Giá là yếu tố quan trọng để khách hàng mới lựa chọn có nên sử dụng dịch vụ hay không, giá cạnh tranh của công ty vẫn còn cao hơn Viettel đây là điều đáng quan tâm vì phần lớn khách hàng mới sẽ ưa thích sử dụng dịch vụ có giá thấp. Giá dịch vụ của công ty cao do chi phí cao và tổng công ty chưa có chính sách điều chỉnh hạ giá cước dịch vụ để cạnh tranh với đối thủ vì hầu hết đối thủ mới xuất hiện điều cạnh tranh bằng chính sách giá.
Nhìn chung các công ty trên thị trường viễn thông đều cạnh tranh một cách công bằng với năng lực của chính mình các công ty không có ý định liên kết đối phó với đối thủ cạnh tranh trong ngành của mình.
Do thành lập và lâu và làm ăn có hiệu quả nên nguồn tài chính của công ty rất mạnh đủ để đầu tư và phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá dịch vụ. Viettel có nguồn tài chính được hỗ trợ từ công ty điện lực là công ty độc quyền của nhà nước nên có nguồn tài chính mạnh cung cấp cho Viettel để cạnh tranh còn SPT do không có hậu thuẫn mạnh nên canh tranh bị yếu đi ở thị trường Đồng Tháp.
Nhân lực của công ty có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao nên đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty gắn bó quan hệ chặt chẽ với nhau cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổng công ty hoạt động lâu năm nên có thương hiệu lớn mạnh rộng khắp cả nước đây, để giữ vững thương hiệu đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hơn là điều kiện thuận lợi để công ty hoạt động.
Từ đó, cho thấy đa phần khách hàng vẫn thích sử dụng dịch vụ của VNPT và Viettel mobile vẫn là đối thủ đáng ngại nhất của công ty.
Tóm lại qua 30 năm hoạt động công ty luôn đặt chất lượng lên hàng đầu với địa bàn hoạt động rộng nên thương hiệu của công ty đều được mọi người biết đến cùng vơi tài chính ổn định và đội ngũ công nhân viên có trình độ làm cho vị trí của công ty ngày càng được giữ vững. Tuy đối thủ cạnh tranh xuất hiện đã cạnh tranh về giá nhưng điều quan tâm chủ yếu của khách hàng vẫn là chất lượng uy tín và trong tương lai tổng công ty có chiến lược điều chỉnh giá hợp lý để cạnh tranh.
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
TS. Mai Anh - Chủ tịch Hội Tin học viễn thông Hà Nội: Theo dự báo của IDG, mức tăng trưởng của thị trường Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam là 15,7%, so với mức trung bình của thế giới là 6,3%. Thị trường viễn thông tăng 15,9%, so với mức trung bình cả thế giới là 5,4%. Việt Nam sẽ lọt vào top 10 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất về CNTT và truyền thông.
Đón trước thời cơ, giai đoạn 2001 - 2010, hướng phát triển của ngành được chuyển sang chiến lược "Hội nhập và phát triển" nhằm tiếp tục tăng tốc, đổi mới quản lý, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hạ giá thành và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Một mốc đáng nhớ là ngày 29-4-2003, thị trường viễn thông Việt Nam đã xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ, tạo lập một thị trường viễn thông sôi động, tăng trưởng vượt bậc (tốc độ tăng trưởng đều đạt hơn 20% năm), giá cước giảm mạnh (tới cuối năm 2005, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, giá cước viễn thông Việt Nam đã giảm tương đồng với giá cước viễn thông trong khu vực). Trong môi trường cạnh tranh, người sử dụng đã thật sự trở thành "thượng đế" với nhiều sự lựa chọn.
Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn nên không ít doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Hiện tại vào tháng 4/2006 công ty đã có 3 đối thủ là EVN Telecom, Viettel mobile, SPT đang cạnh tranh rất khốc liệt và trong tương lai với xu hướng kinh tế mở cửa có những công ty viễn thông trong nước và ngoài nước đầu tư vào thị trường toàn tỉnh dẫn đến thị trường cạnh tranh gay gắt hơn. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty là: SFone, công ty viễn thông hàng hải (Vishipel), Hanoi Telecom, tập đoàn Korea Telecom (hàn Quốc), Nippon Telecom (Nhật), tập đoàn viễn thông France Telecom (Pháp)… và còn nhiều hơn nữa, trong tương lai gần đây các công ty trong nước sẽ tiến hành khai thác hết thị trường trong nước. Đồng thời chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cạnh tranh, từ đó dẫn đến giá dịch vụ viễn thông giảm xuống thấp hơn đáp ứng được nhu cầu và kích thích được tiêu dùng nhiều hơn.
Khi chính phủ có sự ưu đãi đối với ngành viễn thông sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường viễn thông từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công ty. Buộc công ty phải tìm cách cân nhắc đến các khoản chi phí khi sử dụng để giảm giá thành sản phẩm và từ đó đòi hỏi nhân sự, kỹ thuật của công ty phải có tay nghề cao hơn để kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường công nghệ thông tin hiện nay.
Theo kế hoạch thì SFone sẽ phủ sóng toàn tỉnh trong 2 tháng nữa với chính sách mới là Forever không giới hạn thời gian gọi và nghe sẽ là một đối thủ của công ty. Chính sách Forever của SFone sẽ rất hấp dẫn đối với đa số khách hàng vì vấn đề hiện nay của đa số thuê bao khác là bị giới hạn thời gian gọi. Do đó SFone sẽ đáp ứng nhu cầu này của khách hàng.
3. Hàng thay thế
Hiện nay các sản phẩm của công ty gồm điện thoại, điện báo, fax, điện thoại Internet, dịch vụ 1080, dịch vụ kết nối hầu hết các sản phẩm dịch vụ của công ty đều có thể thay thế cho nhau và nhằm mục đích thông tin liên lạc cho nhau và chỉ khác nhau ở giá cước trong đó điện thoại là giá rẽ nhất. Bên cạnh đó dịch vụ bưu chính là sản phẩm thay thế đã có từ lâu đời đối với sản phẩm của công ty và công ty viễn thông là công ty trực thuộc tổng công ty trong tương lai nó sẽ tách khỏi tổng công ty và sản phẩm dịch vụ của nó sẽ thay thế cho sản phẩm dịch vụ của công ty nhưng một điều mà công ty không đáng lo ngại đó là tốc độ phát triển của dịch vụ bưu chính chậm hơn nhiều so với viễn thông. Mà hiện nay phần lớn khách hàng đều muốn đáp được nhu cầu thông tin ngay. Nên từ đó sản phẩm của công ty được yêu thích sử dụng hơn.