Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng theo đúng qui định của Điều lệ Đảng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 98 - 102)

số của đảng viên được bảo lưu, có thể đề đạt lên cấp trên nếu thấy cần thiết.

3.2.4. Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng theo đúng qui định của Điều lệ Đảng Điều lệ Đảng

Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) của Đảng đã chỉ rõ, một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tính lãnh đạo chưa mạnh, tính giáo dục chưa cao, tính chiến đấu giảm sút trong một số tổ chức cơ sở đảng hiện nay, là chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu của các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng; nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ; tự phê bình và phê bình yếu, đoàn kết thống nhất chưa cao... Vì vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải thực hiện tốt các nguyên tắc trên bằng những giải pháp chủ yếu sau đây:

Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ cương, kỷ luật, khắc phục bệnh hình thức.

Một là, xây dựng và thực hiện tốt qui chế làm việc của cấp ủy hoặc chi bộ. Điểm 12, Qui định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2007 của Bộ Chính trị về “Thi hành Điều lệ Đảng” có một số qui định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đó nêu rõ các cấp ủy đảng, tổ chức đảng đều phải xây dựng qui chế làm việc bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn được giao. Theo Qui định của Bộ Chính trị, nơi có chi ủy cần thiết phải xây dựng qui chế làm việc của chi ủy, nơi chưa có chi ủy thì xây dựng qui chế làm việc của chi bộ để cụ thể hóa Điều lệ Đảng, các qui định, hướng dẫn của Trung ương đối với hoạt động của chi ủy, chi bộ (hoặc bí thư, phó bí thư), đảng viên. Trong đó phải qui định cụ thể chế độ sinh hoạt định kỳ, trách nhiệm của cấp ủy, trách nhiệm của đảng viên, việc bảo đảm các quyền của đảng viên, chế độ báo

98

cáo, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát các mối liên hệ… Đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt của chi bộ theo qui định của Điều lệ Đảng, kể cả các chi bộ có đảng viên là cán bộ cấp cao sinh hoạt.

Hai là, vừa nâng cao trình độ, vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của của cấp ủy viên, trước hết là bí thư trong việc chuẩn bị nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, cụ thể, tránh hình thức. Những nơi có chi ủy cần phải duy trì chế độ hội ý cấp ủy và phân công cấp ủy viên chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chi bộ. Nơi chưa có cấp ủy, bí thư chi bộ phải trực tiếp chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chi bộ theo hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tế của chi bộ. Cần đổi mới và nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt để các kỳ sinh hoạt chi bộ không khô khan, cứng nhắc, công thức. Tăng cường sinh hoạt theo chuyên đề để đảng viên có điều kiện thảo luận nghiên cứu sâu những vấn đề đặt ra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ. Nâng cao chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ, đảm bảo tính lãnh đạo của tổ chức đảng.

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao và tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên, nắm đầy đủ những thông tin cần thiết về đảng viên để phục vụ cho sinh hoạt chi bộ. Đây là nội dung rất quan trọng đối với chi bộ, vì chi bộ trực tiếp quản lý đảng viên, giao nhiệm vụ cho đảng viên và sát với đảng viên nhất. Kinh nghiệm nhiều nơi, xảy ra tình trạng đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, vi phạm tư cách, phẩm chất của người đảng viên là do tổ chức đảng và cấp ủy hữu khuynh, buông lỏng quản lý, thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát cụ thể để đấu tranh ngăn ngừa có hiệu quả từ khi sai phạm mới manh nha. Chính vì thế, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để phòng ngừa vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của đảng viên, thường xuyên đưa những nội dung này vào sinh hoạt chi bộ.

Thứ tư là, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với tổ chức cơ sở đảng và vai trò của đảng ủy cơ sở đối với chi bộ trực thuộc. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính. Cấp ủy cấp trên vừa lãnh đạo, vừa định hướng nội dung sinh hoạt của chi bộ theo yêu cầu chung, vừa kiểm tra giám sát chi bộ thực hiện chế độ sinh hoạt theo định kỳ, thực hiện các nội dung, nguyên tắc sinh hoạt. Chỉ thông qua việc tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp

99

ủy cấp trên mới nắm bắt được tình hình thực chất của chi bộ, uốn nắn kịp thời những hạn chế tiêu cực, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Năm là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ. Đây là hạn chế phổ biến của nhiều chi bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp bởi tâm lý né tránh, ngại va cham, e dè, nể nang. Điều đó dẫn đến tình trạng trong sinh hoạt chi bộ thì không dám nói thẳng, nói thật trên tinh thần đồng chí, đến khi phát sinh mâu thuẫn thì thường là trầm trọng, khó điều hòa. Cần tạo ra bầu không khí dân chủ thảo luận, tranh luận, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, coi đó là chế độ thường xuyên. Cấp ủy, bí thư chi bộ, thủ trưởng cơ quan tôn trọng trí tuệ tập thể, lắng nghe, chắt lọc thông tin từ những ý kiến khác nhau để có kết luận đúng, phục vụ có hiệu quả cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung.

Trong tự phê bình và phê bình nghiêm túc phải hướng vào trọng tâm là công tác xây dựng nội bộ đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, những vấn đề liên quan đến việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình tư tưởng, công tác lý luận, đạo đức, lối sống của đảng viên. Để thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ, các cấp ủy đảng cần tập trung chỉ đạo các mặt sau đây:

- Các chi bộ và cán bộ, đảng viên trước hết phải xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ chính trị của Đảng, của cơ quan, đơn vị, từ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cá nhân đảng viên để xem xét ưu, khuyết điểm trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Trong các cơ quan nhà nước, cần căn cứ vào kết quả lãnh đạo việc chấp hành pháp luật, quản lý và điều hành các hoạt động của các cơ quan công quyền, đẩy mạnh cải cách nền hành chính theo hướng phục vụ dân, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, vi phạm dân chủ… để kiểm điểm. Đối với các đơn vị sự nghiệp cần phải căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; trách nhiệm và lương tâm nhà giáo trong giáo dục, đào tạo con người, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với các cơ sở bệnh viện cần phải căn cứ vào kết quả lãnh đạo công tác khám chữa bệnh cho dân, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân, giữ gìn y đức của đội ngũ bác sĩ và cán bộ, nhân viên để kiểm điểm. Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học, dịch vụ kinh tế - khoa học, kỹ thuật, cần dựa trên kết quả lãnh đạo công tác nghiên cứu đáp ứng mục tiêu phục vụ sản xuất và đời sống xã hội, lòng say mê, tận tụy nghiên cứu khoa học của cán bộ, nhân viên để kiểm điểm và đánh giá.

100

- Tự phê bình và phê bình phải nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên thấy rõ ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa với thái độ nghiêm túc, thực sự cầu thị; không ngừng nâng cao phẩm chất cách mạng, đạo đức, lối sống, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác và đời sống xã hội.

- Tự phê bình và phê bình và phê bình phải nhằm tăng cường đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Phải luôn ghi nhớ lời dạy của Bác “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quí báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn là cơ sở để đảm bảo đoàn kết nhất trí trong Đảng. Cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc sinh hoạt Đảng; trung thành với Đảng và nhân dân; thực hiện đúng đắn và có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

- Tự phê bình và phê bình phải phải nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân. Cho nên, phải lấy tinh thần và thái độ trách nhiệm đối với nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên mà phê bình. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu nêu cao phẩm chất cách mạng của mình trước quần chúng, kiên quyết chống quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, hách dịch, lợi dụng chức quyền xâm phạm lợi ích của quần chúng. Mặt khác, Đảng ta là của nhân dân, Đảng phải phát động quần chúng tích cực tham gia xây dựng Đảng, vì vậy phải có chủ trương, có cơ chế hữu hiệu để quần chúng nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát, phê bình tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước.

- Để thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình đúng đắn và có chất lượng tốt, yêu cầu các cấp ủy tiếp tục chỉ đạo các chi bộ trong các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt phương châm, phương pháp và thái độ đúng đắn trong tự phê bình và phê bình. Trước hết tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ lợi ích của Đảng và nhân dân, từ tình đồng chí thân ái; phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh lợi dụng dân chủ để phê bình, đả kích cá nhân và tổ chức, vô chính phủ hoặc lợi dụng phê bình để trù dập người khác… Tự phê bình, phê bình phải khách quan, đúng sự thật, không cường điệu ưu điểm cũng như khuyết điểm; phải có thái độ chân thành, cầu thị, có ý thức trách nhiệm và tinh thần xây dựng; không thành kiến cá nhân, bè phái, phê bình mang động cơ xấu, gây mất đoàn kết. Phê bình và tự phê bình phải khách quan, toàn diện, nói đúng, nói hết ưu điểm, khuyết điểm; nói rõ nguyên nhân để có biện pháp sửa chữa kịp thời. Nêu được ưu điểm,

101

khuyết điểm mới là bước đầu quan trọng, vấn đề phải chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, vì đâu mà có ưu điểm, vì đâu mà mắc sai lầm và phải có biện pháp tổ chức sửa chữa cụ thể, thiết thực những sai lầm khuyết điểm. Tránh việc che dấu khuyết điểm, nhận khuyết điểm để đấy hoặc giả vờ sửa chữa để che mắt tổ chức, còn thì “đâu vẫn còn đấy”. Để khắc phục tình trạng trên, mọi đảng viên phải nâng cao ý thức tự giác để sửa chữa khuyết điểm; tổ chức đảng cần phải giúp đỡ, giám sát và tạo điều kiện cho đảng viên sửa chữa khuyết điểm tốt hơn.

- Các cấp ủy phải chỉ đạo sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự phê bình và phê bình thành nền nếp, thường xuyên, định kỳ tổ chức cho quần chúng, các đoàn thể phê bình cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí cán bộ chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị. Các cấp ủy đảng phải gương mẫu, nghiêm túc tự phê bình, tiếp thu ý kiến của đảng viên và quần chúng, Thực hiện tự phê bình và phê bình theo khẩu hiệu “trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau”. Đồng thời phải chăm lo nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực cho cán bộ, đảng viên, để họ tự chủ, tự giác trong tự phê bình và phê bình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)