* Nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ:
Do đặc điểm của các chi bộ các cơ quan, hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội có trình độ văn hóa, trình độ nhận thức lý luận và chuyên môn nghiệp vụ khá cao; điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội có nhiều mặt thuận lợi nên các chi bộ triển khai khá đầy đủ các nội dung sinh hoạt chi bộ. Hầu hết các chi bộ được điều tra, khảo sát đều triển khai tương đối đầy đủ các nội dung sinh hoạt: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin thời sự, chính sách; nắm bắt tình hình tư tưởng của đảng viên và quần chúng trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị tháng trước, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tháng tới. Theo số liệu điều tra, khảo sát, có 97,6% số chi bộ chi bộ thường xuyên triển khai nội dung sinh hoạt học tập, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 85,2% số chi bộ thường xuyên tổ chức nghe thông tin, thời sự, chính sách. Trong từng nội dung cụ thể, do mức độ quan tâm và phương thức thực hiện của các cấp ủy, nên kết quả cũng ở mức độ khác nhau [xem Phụ lục, tr 160 - 161].
57
Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị, đều được các chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thành phố chú trọng thực hiện trong sinh hoạt đảng, tạo ra những chuyển biến quan trọng về nhận thức, biện pháp tiến hành và hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng. Cuộc vận động đã được tổ chức sâu rộng trong hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế và trong các tầng lớp nhân dân, nội dung và các bước triển khai thực hiện cuộc vận động đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt, có bài bản, nghiêm túc, gắn với chương trình công tác của các tổ chức đảng chính quyền chuyên môn và các đoàn thể. Nhiều cơ quan, đơn vị đã có cách làm sáng tạo thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên tham gia như thi kể chuyện về Bác Hồ, thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức Bác Hồ. Các tổ chức đảng trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong sinh viên, học sinh đã mang lại hiệu quả giáo dục chính trị rất bổ ích và thiết thực. Nhiều chi bộ đã đưa nội dung cuộc vận động vào sinh hoạt thường xuyên, dưới các hình thức tìm hiểu, báo cáo chuyên đề, tổ chức các khóa học với tỷ lệ đảng viên tham dự đạt trên 90% [77]. Nhiều chi bộ tổ chức lấy ý kiến quần chúng đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên gắn với đánh giá chất lượng đảng viên cuối năm. Thông qua việc sinh hoạt chính trị, tư tưởng gắn với cuộc vận động, đông đảo cán bộ, đảng viên công nhân, viên chức, sinh viên đã nâng cao ý thức giữ gìn, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có chuyển biến nhất định trong công tác và sinh hoạt, niềm tin của quần chúng nhân dân; các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thấy được ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động, đặc biệt là tác dụng làm phong phú và nâng cao hơn hẳn chất lượng nội dung sinh hoạt chính trị, tư tưởng so với trước đây [76].
Việc quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin thời sự, chính sách được các chi bộ tiến hành thường xuyên trong sinh hoạt đảng. Việc học tập các nghị quyết của Trung ương Đảng, của Thành ủy được các cấp ủy đảng tập trung chỉ đạo, số đảng viên tham gia sinh hoạt đông đảo và nghiêm túc; phương pháp học tập nghị quyết được đổi mới, có trao đổi, thảo luận, liên hệ thực tiễn, học tập, quán triệt tinh thần chỉ thị, nghị quyết của cấp trên gắn với việc xây dựng chương trình hành động của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân. Các tổ chức đảng được cung cấp thường xuyên, đầy đủ các loại tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Thành ủy, thông báo nội bộ của các cấp ủy,
58
chính quyền… nên nội dung sinh hoạt chính trị tư tưởng thêm sinh động, thiết thực, đảm bảo tính giáo dục trong sinh hoạt đảng, thu hút sự quan tâm của đảng viên đối với sinh hoạt chi bộ hơn. Kết quả điều tra cho thấy, do chất lượng nội dung chính trị, tư tưởng trong sinh hoạt đảng được nâng lên nên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên đối với việc thực hiện nội dung chính trị, tư tưởng trong sinh hoạt chi bộ. Công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã tạo được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 71,9% số người được hỏi rất quan tâm đến chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, đến việc nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; và cũng có 67,8% số người được hỏi quan tâm đến những thông tin, thời sự chính sách được phổ biến trong các buổi sinh hoạt. Về chất lượng thực hiện nội dung trên, ở mức độ thẩm thấu, ảnh hưởng tích cực đến tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên sau sinh hoạt triển khai học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có 74, 4 % số người được hỏi cho rằng chất lượng tốt; về thông tin thời sự, chính sách có 50% cho là tốt. Điều đó cho thấy những chuyển biến trong nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên; thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên đến công tác chính trị, tư tưởng trong sinh hoạt chi bộ hiện nay là có ý nghĩa rất lớn, cần phải phát huy hơn nữa.
Về thực hiện nội dung lãnh đạo trong sinh hoạt của chi bộ. Theo kết quả điều tra, khảo sát và số liệu từ báo cáo về công tác xây dựng Đảng của Thành ủy, trong những năm gần đây, hầu hết các chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị, từ đó đề ra nội dung sinh hoạt thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Khảo sát ở một số chi bộ bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) cho thấy, các chi bộ đã có biện pháp tích cực nâng cao chất lượng ra nghị quyết. Các chi bộ đã bám sát nghị quyết của cấp trên, đồng thời xuất phát từ thực tế đơn vị mình để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động toàn khóa, từng năm, từng quí và hàng tháng. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch và tình hình cụ thể của chi bộ để chi ủy lựa chọn nội dung sinh hoạt và những nội dung cần phải tập trung thảo luận, ra nghị quyết. Chi bộ Khoa Sản, chi bộ phòng Hành chính-Quản trị (bệnh viện Phụ sản Hà Nội) trên cơ sở nắm chương trình, kế hoạch toàn khóa, từng năm (đổi mới toàn diện, nâng cao y đức, chất lượng khám chữa bênh; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để
59
phát huy nội lực; cải tiến công tác quản lý hành chính theo Nghị định 10-NĐ/CP về giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu) đã tập trung xây dựng nghị quyết phù hợp với nhiệm vụ của mình, đề ra nội dung lãnh đạo thực hiện những biện pháp cải cách hành chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân; từ đó mà phân công công tác cho đảng viên. Bệnh viện Đống Đa đã có nghị quyết đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ trong khám chữa bệnh; kiện toàn tổ chức các khoa, phòng; cải cách thủ tục hành hành chính ngay từ khâu tiếp xúc và hướng dẫn người bệnh các thủ tục nhập viện.
Nội dung sinh hoạt lãnh đạo của chi bộ tập trung vào ba vấn đề lớn: một là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng công tác điều hành, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, giáo dục và đào tạo, khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học; hai là, lãnh đạo xây dựng nội bộ đảng, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và hệ thống chính trị; ba là,
lãnh đạo các đoàn thể quần chúng như Công đoàn, đoàn Thanh niên... Trong những nội dung lãnh đạo, nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là công tác chuyên môn, vì vậy, phần lớn nội dung sinh hoạt được tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn.
Trong sinh hoạt, các chi bộ đều đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi bộ đề ra tháng trước, những việc làm được, chưa làm được và nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân; tình hình đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công [xem Phụ lục, tr 163]. Trong những cuộc sinh hoạt chi bộ có nội dung đánh giá hoạt động của chi bộ, đảng viên, các chi bộ đều tiến hành thông báo ý kiến của lãnh đạo chuyên môn, của quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ, vai trò tiên phong gương mẫu, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên ở cơ quan, đơn vị và ở địa phương, khu dân cư nơi cư trú để chi bộ tiến hành tự phê bình và phê bình, có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, phát hiện, kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực phát sinh. Đồng thời với việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước, căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo của cấp trên để chi bộ đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực trong tháng tới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cấp ủy và đảng viên để tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đó.
60
sinh hoạt lãnh đạo theo chuyên đề. Ngoài nội dung tổng hợp thực hiện sinh hoạt định kỳ, chi ủy lựa chọn một số nội dung cụ thể, thiết thực, sát với tình hình cụ thể của chi bộ để tổ chức sinh hoạt chuyên đề: giải quyết tình hình chính trị, tư tưởng nổi lên trong cán bộ, đảng viên; bàn các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị; công tác tổ chức, cán bộ, kết nạp đảng viên…
Qua kết quả khảo sát, việc thực hiện nội dung sinh hoạt lãnh đạo ở một số chi bộ cho thấy có 59,3% số người được hỏi cho rằng các chi bộ thực hiện nội dung kiểm điểm đảm bảo chất lượng rất tốt; đồng thời có 54,1% số người được hỏi cho rằng các chi bộ xác định nhiệm vụ công tác tháng tới có chất lượng rất tốt [xem Phụ lục, tr 163-164].
Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt chi bộ, việc đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan, đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của Hà Nội hiện nay cũng ngày càng được chú trọng. Do trình độ đảng viên ngày càng được nâng cao, chế độ dân chủ trong Đảng và xã hội ngày mở rộng, đối thoại và hợp tác trong cộng đồng xã hội, trong tổ chức đảng và đoàn thể ngày càng được tăng cường; sự phát triển khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực đời sống, sản xuất và sinh hoạt xã hội ngày càng phổ biến, cho phép các hoạt động xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều, vì vậy, các hình thức sinh hoạt chi bộ có điều kiện được bổ sung các hình thức mới. Chẳng hạn, thông thường các buổi sinh hoạt diễn ra dưới hình thức các cuộc hội nghị, đảng viên phải tham gia nghiêm túc, có mặt đúng giờ, vắng mặt phải có lý do chính đáng, dự họp phải ngay ngắn, ghi chép cẩn thận… thì nay còn bổ sung thêm nhiều hình thức mới, như sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, sách, báo để trao đổi thông tin về thời sự, chính sách, những vấn đề thời sự, chính sách, tiến hành thảo luận, đối thoại thắng thắn. Các hình thức sinh hoạt chuyên đề ngày càng được nhiều chi bộ vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ cấp thiết trong mỗi cơ quan, đơn vị.
* Việc thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt đảng trong thảo luận, tham gia ý kiến, thông qua các quyết định lãnh đạo trong sinh hoạt chi bộ:
Kết quả đánh giá của thành ủy Hà Nội, trong các chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thành phố Hà Nội đã có những tiến bộ khá rõ nét trong việc thực hiện nguyên tắc sinh hoạt đảng và một số khâu cơ bản trong công tác xây dựng đảng, kể từ sau thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng và chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2006-2010”[77].
- Về dân chủ trong sinh hoạt cấp ủy chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ.
61
trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cho thấy, chi ủy chuẩn bị nội dung sinh hoạt nói chung đảm bảo tính dân chủ. Chẳng hạn, trước khi sinh hoạt, chi ủy có bàn bạc, nhất trí lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt, thông báo nội dung rộng rãi cho đảng viên. Trong sinh hoạt cấp ủy thường xuyên phát huy dân chủ, thảo luận rộng rãi, phát biểu ý kiến thẳng thắn.
Về sinh hoạt chi bộ, nói chung các chi bộ có phát huy dân chủ trong thảo luận, tranh luận, bàn bạc thống nhất về quan điểm, chủ trương. Tuy nhiên, số người cho rằng việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng chỉ còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn (42,2%) [xem Phụ lục, tr 166 - 167].
- Xây dựng và thực hiện qui chế công tác của cấp ủy, qui chế sinh hoạt chi bộ và quan hệ giữa chi bộ và cơ quan, đơn vị.
Trong các chi bộ được khảo sát, đa số đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng qui chế và làm việc theo qui chế công tác của cấp ủy và chi bộ đối với việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, chất lượng lãnh đạo của chi bộ đối với chuyên môn. Trong số chi bộ được khảo sát, có 65 % số người được hỏi cho rằng chi bộ đã xây dựng quy chế làm việc của chi ủy và chi bộ, trong đó đã qui định rõ chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa bí thư chi bộ với các chi ủy viên, với thủ trưởng đơn vị và các đoàn thể nhân dân trong cơ quan, đơn vị; chi ủy, bí thư chi bộ việc thực hiện tốt quy chế, đa số các chủ trương quan trọng đều được bàn bạc và quyết định tập thể; đa số các chi ủy và bí thư biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đảng viên trong sinh hoạt đảng.
Theo báo cáo của Thành ủy về công tác xây dựng Đảng, nhiều chi bộ cơ quan