Những hạn chế, khuyết điểm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 66 - 76)

* Về nội dung, hình thức sinh hoạt:

Mặc dù nội dung và hình thức sinh hoạt trong nhiều chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thành phố gần đây có những đổi mới nhất định, nội dung, hình thức đa dạng hơn, tuy nhiên, trên nhiều mặt, nội dung và hình thức sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở một số cơ quan, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp vẫn còn những mặt chưa tốt: nội dung sinh hoạt chính trị, tư tưởng còn mang nặng tính hình thức; việc học tập lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng chưa thiết thực, kém hiệu quả; giới thiệu nghị quyết thường khô khan, gò bó, người nghe thiếu tập trung theo dõi, ghi chép, truyền đạt một chiều, ít tranh luận, thảo luận; sau học nghị quyết chưa chú trọng đến việc vận dụng xây dựng kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết cho cá nhân, tập thể cấp ủy và tổ chức đảng. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng, đáp ứng yêu cầu tình hình mới; chưa tăng cường được sức chiến đấu cho cán bộ, đảng viên về mặt tư tưởng chính trị.

Việc giáo dục cho đảng viên về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng làm chưa tốt nên tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn và đẩy lùi; sự hoài nghi, dao động; tính chủ động, sáng tạo của

66

đảng viên chưa được phát huy. Cán bộ, đảng viên còn thụ động trước nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, chờ đợi, ỷ lại vào chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên. Trong nhiều trường hợp, cấp ủy và cán bộ, đảng viên khá lúng túng trong xử lý các tình huống tư tưởng phúc tạp.

Về thực hiện các nội dung sinh hoạt kiểm điểm, đánh giá tình hình và đề ra các quyết định lãnh đạo, nhiều chi bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa sâu sát tình hình thực tế và những yêu cầu của công tác đảng, sinh hoạt chuyên đề chưa nhiều, Hạn chế chung trong sinh hoạt của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là khối lượng công việc nhiều, thường bị cuốn hút theo nhiệm vụ chuyên môn, thời gian cho công tác đảng nói chung và sinh hoạt chi bộ nói riêng còn hạn chế; phân biệt giữa nội dung, phương thức lãnh đạo của chi bộ và hoạt động chuyên môn chưa rõ. Nhiều chi bộ sinh hoạt nghiêng về nội dung công tác chuyên môn là chủ yếu.

Thực tế cho thấy, ở nhiều chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, bên cạnh những mặt tốt, tích cực như duy trì nền nếp sinh hoạt tương đối tốt, tổ chức sinh hoạt đúng qui định, qui trình bài bản…, vẫn còn phổ biến tình trạng lúng túng trong cải tiến nội dung sinh hoạt và tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng các cuộc sinh hoạt. Không ít chi bộ sinh hoạt theo lối mòn, đơn điệu về nội dung, rập khuôn theo thủ tục, tẻ nhạt trong phát biểu ý kiến thảo luận, không khí trầm lắng, tính chiến đấu chưa cao. Bởi vậy, tác dụng của nội dung sinh hoạt chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự chuyển biến và thúc đẩy các mặt công tác ở cơ quan, đơn vị. Từ sự lúng túng đó mà nội dung sinh hoạt thường “lấn sân” chuyên môn, sang nhiệm vụ của chính quyền, không rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý và điều hành của chuyên môn. Ngược lại, có nơi chi bộ lại buông lỏng lãnh đạo chuyên môn, cho rằng công tác chuyên môn là của chuyên môn, thủ trưởng đơn vị quản lý điều hành, chịu trách nhiệm trước cấp trên, chi bộ chỉ có vai trò lãnh đạo, động viên tư tưởng, thi đua, khen thưởng, không tham gia xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Cả hai biểu hiện trên thực chất đều hạ thấp vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng xuống ngang với các tổ chức chính trị - xã hội.

- Về việc thực hiện các nguyên tắc, qui định, qui trình sinh hoạt chi bộ còn hạn chế, thiếu sót:

Về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số chi ủy còn chưa thực sự phát huy dân chủ trong quá trình tổ chức sinh hoạt chi bộ, thể hiện ở việc xác định nội dung sinh hoạt còn giản đơn, tùy tiện, ít trao đổi, bàn bạc trong chi ủy. Cá biệt có chi ủy do chưa phát huy dân chủ, bí thư độc đoán, gia trưởng nên dẫn đến tình trạng mất đoàn kết

67

nội bộ sâu sắc. Việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng ở một số chi bộ chưa thực hiện tốt, còn hiện tượng triển khai nội dung sinh hoạt chưa được bàn bạc, thống nhất trong chi ủy; khi sinh hoạt chi bộ ít thảo luận, thảo luận thiếu tập trung, qua loa, đại khái nên tính chất lãnh đạo của các quyết định không cao.

Thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ của các cơ quan, đơn vị nhìn chung còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặc dù, về nhận thức, mọi tổ chức đảng và đảng viên đều thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc, thấy được tính chất nguy hại của việc vi phạm các nguyên tắc sinh hoạt đảng, nhưng không phải mọi tổ chức và đảng viên đều thực hiện tốt những nguyên tắc này. Ở một số chi bộ, trong sinh hoạt thường thường thấy không khí “êm ả”, ôn hòa dễ chịu, hình như nội bộ không có “vấn đề” gì gay cấn, phức tạp, mọi người thường im lặng. Thực ra, rất ít chi bộ, cơ quan, đơn vị không có “vấn đề” trong công tác chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức và công tác lãnh đạo. Trong sinh hoạt của những chi bộ đó thường né tránh những vụ việc phức tạp, hoặc xuê xoa, dễ dãi bỏ qua cho nhau, đảng viên thường có thái độ “thứ nhất ngồi lì, thứ nhì im lặng”, tính chiến đấu thấp. Lại có trường hợp tự phê bình và phê bình biến thành những cuộc cãi vã, căng thẳng, truy sát nhau; chỉ chăm chăm tìm khuyết điểm người khác để phê bình mà không thấy khuyết điểm của mình, hễ ai đụng đến mình thì giãy nảy, tìm cách phản công. Nhiều trường hợp hoạt động tự phê bình và phê bình chưa xuất phát đầy đủ từ tình hình và nhiệm vụ để đề ra yêu cầu cho chính xác. Có người luôn tìm đối tượng bên ngoài để phê phán, dường như chỉ có nơi khác, người khác, cấp trên mới mắc khuyết điểm, mà chưa đi vào những nội dung chủ yếu, trọng tâm, thuộc phạm vi trách nhiệm của chi bộ mình, đơn vị mình và bản thân để phê bình. Trong sinh hoạt đảng chưa thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của tổ chức và cá nhân; chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân đảng viên trong đấu tranh phê và tự phê, chủ động phát hiện và đấu tranh chống tiêu cực; chưa có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người dũng cảm dám đấu tranh chống tiêu cực, để có tình trạng người đúng không được bảo vệ, người sai không bị phê phán, không dám đấu tranh, thậm chí có trường hợp còn bao biện, che đậy cho những sai lầm, khuyết điểm của người khác; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên và tổ chức đảng trong việc thực hiện nguyên tắc đảng. Trong sinh hoạt còn tình trạng nể nang ngại đấu tranh, cấp dưới không dám nói thẳng, không dám đấu tranh khi cấp trên sai, cấp trên nể nang cấp dưới, sợ phê bình, xử lý cấp dưới sẽ “giảm uy tín” và bị “mất điểm” trong bầu bán.

68

tham nhũng, tiêu cực xảy ra cao, nhưng trong sinh hoạt chi bộ lại chưa có được không khí đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, hối lộ, chống việc chạy chức, chạy quyền, chống suy thoái về đạo đức, lãng phí, lối sống buông thả, trụy lạc. Do nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng chưa được thực hiện tốt nên chưa xây dựng được những tư tưởng đúng, kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực: giảm sút ý chí phấn đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động, mất lòng tin, đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân tộc; vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nhiều cấp ủy chưa chủ động chỉ đạo thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Một số nơi buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân còn yếu. Tự phê bình và phê bình chưa nắm chắc phương châm, phương pháp đúng đắn nên còn có thái độ thiếu đúng đắn. Tự phê bình và phê bình chưa nhằm mục đích giúp cho nhau phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, mà ngược lại lợi dụng phê bình để hạ bệ, thanh trừng lẫn nhau, bới móc, gây mất đoàn kết nội bộ, sau khi phê bình chưa tìm biện pháp tổ chức để bảo đảm việc sửa chữa khuyết điểm. Đó là nguyên nhân làm cho một số tổ chức đảng mất tính chiến đấu, suy giảm năng lực lãnh đạo.

Về việc thực hiện nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong sinh hoạt chi bộ. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, chỉ có 43% số người được hỏi cho rằng, trong sinh hoạt chi bộ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp giữ được đoàn kết thống nhất thực sự [xem Phụ lục, tr 167]. Nếu kết quả đó phản ánh đúng thực chất vấn đề thì việc đoàn kết, thống nhất trong các cuộc sinh hoạt đảng còn hình thức. Một điều cũng hoàn toàn hợp logic, khi nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng chưa được thực hiện tốt, thì sự đoàn kết, thống nhất chỉ là hình thức ngụy tạo, thực chất đó là trạng thái tiêu cực, chứa chất nguy cơ không thể xem thường.

Trong sinh hoạt đảng, biểu hiện mất đoàn kết rất đa dạng. Do thiếu thống nhất về quan điểm, nhận thức, khác nhau về lợi ích… không được giải quyết thỏa đáng, mà dẫn đến thái độ “bằng mặt không bằng lòng”, đố kỵ với nhau, khó thông cảm, chia sẻ với nhau. Mất đoàn kết ở đỉnh cao là liên kết phe cánh, đấu đá để loại trừ nhau. Nguyên nhân mất đoàn kết không phải chỉ khác nhau, đối lập với nhau về quan điểm, mà xét đến cùng phản ánh mâu thuẫn về lợi ích, địa vị, chức quyền. Trong điều kiện Đảng cầm quyền và tác động mặt trái của cơ chế thị trường, cán bộ, đảng viên tham gia chính quyền, nắm giữ quyền bính, quản lý cơ sở vật chất xã hội…, khả năng phân hóa xã hội có thể diễn ra ngay cả trong Đảng, làm xuất hiện một bộ phận có đặc quyền, đặc lợi… Nếu pháp luật

69

còn nhiều sơ hở, thực hiện pháp luật chưa nghiêm minh; các nguyên tắc và kỷ luật Đảng chưa được giữ vững, thì tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là khó tránh khỏi. Tình hình này nếu không được sớm ngăn chặn sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ ta. Nhiều tổ chức đảng mất đoàn kết lâu dài, ngấm ngầm đã không sớm được giải quyết, gây tác hại rất lớn đến tình hình tư tưởng, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm hỏng uy tín của Đảng trước nhân dân. Một số cơ sở đảng mất đoàn kết kéo dài, nhưng được che đậy hoặc ngấm ngầm thỏa hiệp giữa các phe cánh, để tạm thời “ém” xuống, chờ cơ hội hạ nhau, lừa dối cấp trên, tình trạng đó nếu không được giải quyết kịp thời sẽ làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhiều tổ chức đảng.

Về thực hiện các qui định, qui trình sinh hoạt chi bộ còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót. Kết quả điều tra thì tỷ lệ các chi bộ đảm bảo sinh hoạt khá cao, nhưng thực tế kiểm tra sổ ghi biên bản sinh hoạt ở một số chi bộ cơ quan, đơn vị cho thấy, trong 2 năm 2007- 2008, chỉ có khoảng 65% số chi bộ duy trì sinh hoạt đều hàng tháng, còn tới 35% số chi bộ không đảm bảo sinh hoạt đủ các kỳ trong năm. Việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ, đa số cấp ủy đều bàn bạc thống nhất nội dung sinh hoạt, nhưng số nội dung được chuẩn bị tốt chỉ chiếm khoảng 50%, nơi tốt nhất chỉ 65%, như việc lựa chọn nội dung sinh hoạt chưa sát thực tế, chưa cụ thể, thiết thực, còn mang tính máy móc, thiếu chủ động, chưa nhạy bén với những vấn đề thực tiễn đặt ra. Do nội dung chưa được chuẩn bị tốt nên trong sinh hoạt nhiều chi bộ thảo luận không tập trung, khó khăn cho việc kết luận và ra nghị quyết của chi bộ. Có trường hợp lấy sinh hoạt chuyên môn thay cho sinh hoạt chi bộ (trong sổ dành riêng ghi về sinh hoạt chi bộ có cả nội dung sinh hoạt sự vụ, họp định kỳ của chuyên môn). Việc thiết lập hồ sơ sinh hoạt chưa đầy đủ. Việc ghi biên bản của không ít kỳ sinh hoạt còn sơ sài, không thể hiện rõ diễn biến cũng như những ý kiến thảo luận của đảng viên. Thậm chí có chi bộ biên bản cả cuộc sinh hoạt chỉ ghi 3-4 dòng; có chi bộ ghi cả nội dung hội ý chuyên môn vào sổ sinh hoạt chi bộ. Nhiều chi bộ không thông qua biên bản cuối cuộc họp. Một số nội dung về thể thức văn bản chưa được chú ý, như chưa ghi các ý kiến đồng ý, không đồng ý trong thảo luận, vấn đề cần biểu quyết, ngày tháng diễn ra cuộc họp, số biên bản, số đảng viên có mặt, vắng mặt, chữ ký của chủ tọa, thư ký… Đa số các chi bộ không ghi nội dung sinh hoạt chi ủy [47].

- Yêu cầu về tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt chưa cao, nên chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, công tác xây dựng Đảng còn nhiều mặt hạn chế.

70

Học tập lý luận chính trị còn mang nặng hình thức, chưa thiết thực, kém hiệu quả, cá biệt có tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên thể hiện thái độ thiếu nghiêm túc trong tổ chức sinh hoạt chính trị tư tưởng; cán bộ, đảng viên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, còn thụ động, lúng túng trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; trong sinh hoạt chưa xây dựng được cho nhau những tư tưởng đúng đắn, kiên quyết đấu tranh chống các tư tưởng sai trái như chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, giảm sút ý chí phấn đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động, mất niềm tin, vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, đặc biệt chưa có biện pháp lên án mạnh mẽ thói đạo đức giả, quan liêu, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí; đấu tranh chống tư tưởng cục bộ, bè phái, kèn cựa, kéo bè kéo cánh, gây mất đoàn kết. Tư tưởng cầu an, trung bình chủ nghĩa, dĩ hòa vi quí, dao động trước khó khăn, lối sống tính toán, thực dụng đang nảy nở trong đội ngũ đảng viên …

Tình hình công tác tư tưởng chưa tốt làm cho Đảng ta đông mà không mạnh; đảng viên đông mà không tạo được sức mạnh ngăn chặn và đẩy lùi được các hiện tượng, các thế lực tiêu cực. Sở dĩ có tư tưởng hữu khuynh và thái độ thờ ơ của một bộ phận đảng viên trong sinh hoạt đảng là vì tình trạng nói nhiều, đấu tranh nhiều mà tình hình không chuyển biến mấy, có khi lại bị tiêu cực phản công, cái tiêu cực trở thành thế lực ngầm phá hoại đảng từ bên trong.

Chất lượng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên trong sinh hoạt đảng chưa cao.

Sinh hoạt đảng phải thể hiện tính giáo dục, có nghĩa là đòi hỏi phải phát hiện cán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)