Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy; nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 95 - 98)

lượng buổi sinh hoạt. Nội dung và hình thức có quan hệ biện chứng với nhau. Hình thức phù hợp với nội dung sẽ làm cho sinh hoạt chi bộ hấp dẫn, sinh động và hiệu quả. Hình thức, phương pháp sinh hoạt được cải tiến, phù hợp với nội dung sẽ kích thích sự tích cực của đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nếu không đổi mới hình thức sinh hoạt sẽ gây cho đảng viên cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt.

Để cải tiến hình thức, phương pháp tổ chức sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cần chú ý áp dụng các hình thức sinh hoạt chính trị, học tập, chuyên đề một cách phù hợp. Có thể áp dụng một hình thức cho một buổi sinh hoạt, nhưng cũng có thể áp dụng kết hợp nhiều hình thức cho một buổi sinh hoạt. Phải cải tiến, đổi mới ngay trong cách tiến hành từng hình thức.

Kinh nghiệm cho thấy cách làm khá thuận lợi, có hiệu quả nhưng lại không xơ cứng là hình thức kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chính trị hoặc sinh hoạt học tập: phần đầu có thông tin, báo cáo, kiểm điểm công tác tháng trước để mọi đảng viên thấy được kết quả công tác trong tháng; phần sau của chương trình sinh hoạt tập trung thảo luận những vấn đề yếu nhất cần khắc phục, những vấn đề mới phát sinh, vấn đề bức xúc nhất cần giải quyết theo hình thức những chuyên đề cụ thế. Khi có những nội dung đặc biệt quan trọng nên gửi tài liệu, đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề cần thảo luận trước cho đảng viên nghiên cứu, để khi sinh hoạt tập trung chỉ tổng hợp kết quả thảo luận và biểu quyết.

Đối với những chi bộ ghép hoặc chi bộ quá đông đảng viên trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cần tổ chức sinh hoạt theo tổ đảng, đồng thời căn cứ vào nội dung, yêu cầu từng tháng mà tổ chức sinh hoạt toàn thể chi bộ một cách linh động.

Ngoài những buổi sinh hoạt định kỳ có tính tổng hợp, cần tăng cường những buổi sinh hoạt theo chuyên đề nhằm thay đổi, sinh động hóa hình thức sinh hoạt, khắc phục sự nhàm chán, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và bồi dưỡng kiến thức cho đảng viên.

3.2.3. Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy; nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ hoạt chi bộ

Các cấp ủy đảng phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt định kỳ theo qui định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị chu đáo nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ.

95

bất thường khi cần” và “Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần”. Trong sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, yêu cầu đầu tiên là duy trì sinh hoạt thường xuyên, nền nếp. Việc duy trì nền nếp sinh hoạt có tác động đến ý thức, thói quen sinh hoạt của đảng viên nên là căn cứ quan trọng không thể thiếu trong khi đánh giá chất lượng sinh hoạt đảng. Sinh hoạt trở thành nền nếp tạo cho đảng viên ý thức tổ chức, tự giác chấp hành Điều lệ Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.

Trên thực tế, nhiều chi bộ nhờ duy trì chế độ sinh hoạt đảng có nền nếp mà nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm cấp ủy, nâng cao trình độ, ý thức Đảng, ý thức tổ chức, kỷ luật cho đảng viên. Mỗi chi bộ tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mình mà qui định thời gian, địa điểm thích hợp, ổn định và thống nhất, có nơi tổ chức sinh hoạt vào ngày mùng 3 hoặc từ ngày 3 đến ngày 5 hằng tháng, để đảng viên có ý thức thường xuyên. Chuẩn bị đến ngày sinh hoạt chi bộ, từng đảng viên chủ động sắp xếp công việc và tự kiểm điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ được chi bộ giao trong tháng để báo cáo trước chi bộ và nhận nhiệm vụ mới; đồng thời chuẩn bị ý kiến phát biểu.

Phải tăng cường quản lý đảng viên, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật trong sinh hoạt chi bộ. Những đảng viên ý thức tham gia sinh hoạt kém, tham gia không thường xuyên, thiếu tích cực, ngại phát biểu ý kiến xây dựng thì phải chỉnh đốn, nhắc nhở kịp thời. Với những đảng viên cá biệt ý thức quá kém phải nghiêm khắc và có biện pháp giáo dục tích cực, tránh tạo tâm lý không tốt trong chi bộ. Đảng viên là cán bộ lãnh đạo và quản lý phải nêu cao ý thức trách nhiệm tham gia sinh hoạt chi bộ. Đảng viên trong chi bộ là cấp ủy cấp trên và chi ủy cần gương mẫu trong thực hiện chế độ sinh hoạt để đảng viên và cán bộ cấp dưới noi theo. Gương mẫu trong tự phê bình và phê bình, thẳng thắn, chân thành trong đấu tranh chống những quan điểm sai trái, hành vi tham nhũng, quan liêu, lãng phí và những tiêu cực khác trong chi bộ, đảng bộ. Chi bộ cần bố trí thời gian thích hợp để các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia đầy đủ các cuộc sinh hoạt.

Sự chuẩn bị về nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ được thực hiện chu đáo, khoa học thì khả năng thành công của sinh hoạt càng cao. Mức độ chuẩn bị cho buổi sinh hoạt là dấu hiệu, là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sinh hoạt đó. Thông thường việc chuẩn bị sinh hoạt chi bộ, đảng bộ bao gồm một số việc: chuẩn bị nội dung, hình thức sinh hoạt; tổ chức phân công cấp uỷ viên đảm nhiệm các công việc; thông báo nội dung, kế hoạch sinh hoạt cho đảng viên.

Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ.

96

sinh hoạt là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành công của cuộc sinh hoạt chi bộ. Việc điều hành sinh hoạt phụ thuộc phần lớn vào năng lực, kinh nghiệm của cấp uỷ, trước hết là người chủ trì. Vì vậy, cần tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đi đôi với việc nâng cao năng lực tổ chức điều hành của cấp uỷ, nhất là bí thư cấp uỷ. Cấp uỷ cần quán triệt các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, phát huy dân chủ của đảng viên trong tranh luận, thảo luận, làm rõ chân lý trên tinh thần giữ vững kỷ luật, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đồng thời, cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra để xử lý kịp thời và đúng đắn; thực hiện một cách chu đáo chặt chẽ, khoa học qui trình tổ chức sinh hoạt, điều hành hội nghị.

Cấp ủy và bí thư phải nắm chắc yêu cầu, nội dung, qui trình và cách thức tổ chức điều hành sinh hoạt chi bộ đúng qui định, linh hoạt và sáng tạo. Chi ủy, trước hết đồng chí bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt, đồng thời thông báo nội dung, địa điểm và thời gian sinh hoạt để đảng viên chủ động bố trí thời gian và chuẩn bị ý kiến tham gia. Trong một buổi sinh hoạt, không nên đưa ra bàn thảo quá nhiều nội dung, không sa đà vào các vấn đề của nơi khác, những vấn đề ở tầm vĩ mô, những vấn đề không liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi bộ. Các buổi sinh hoạt chi bộ phải phân công thư ký ghi chép cẩn thận, trung thực, đầy đủ ý kiến thảo luận của chi bộ. Cuối buổi chi bộ phải thông qua nghị quyết hoặc kết luận của đồng chí chủ trì. Đồng chí chủ trì và thư ký phải ký vào biên bản. Biên bản phải được lưu giữ trong sổ ghi biên bản theo qui định chung. Biên bản sẽ là cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc chấp hành chế độ sinh hoạt, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách. Đồng thời, việc ghi biên bản đầy đủ về nội dung, diễn biến buổi sinh hoạt còn là cơ sở để đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ của cấp ủy cấp trên.

Mỗi buổi sinh hoạt chi bộ phải thực hiện đúng các thủ tục qui định như: điểm danh con số đảng viên dự sinh hoạt, số vắng mặt và lý do vắng mặt, số đại biểu đến dự nếu có; cử chủ tọa và thư ký; đồng chí chủ tọa cần nói rõ mục đích, yêu cầu cuộc sinh hoạt, thông qua nội dung sinh hoạt rõ ràng, ngắn gọn để dành thời gian cho chi bộ thảo luận.

Trong sinh hoạt phải phát huy dân chủ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình; giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Chi bộ cần dành nhiều thời gian thỏa đáng để đảng viên trong chi bộ phát biểu và thể hiện chính kiến của mình. Phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, người chủ trì cần khéo léo gợi mở những vấn đề thiết thực để đảng viên thảo luận, tranh luận, tế nhị, động viên khích lệ đảng viên nói thẳng, nói thật chính kiến của mình, trình bày tâm tư nguyện vọng, những

97

khó khăn, vướng mắc của bản thân và gia đình. Người chủ trì cũng cần phải thật sự công tâm, khách quan, lắng nghe ý kiến đảng viên, bình tĩnh, cầu thị khi có những ý kiến phê phán có chiều hướng nặng nề, căng thẳng. Phải tôn trọng ý kiến của đảng viên, tôn trọng đối thoại, cởi mở, chân thành, trên tình đồng chí, tránh gò ép, gia trưởng, áp đặt chủ quan, mất dân chủ hay dân chủ hình thức. Với những đồng chí có sai lầm khuyết điểm, cần góp ý chân thành, thân ái giúp đỡ trên tình đồng chí để cùng tiến bộ.

Những vấn đề cần biểu quyết nhưng còn có ý kiến khác nhau thì phải trao đổi, thảo luận kỹ trước khi biểu quyết. Trong khi thảo luận mọi đảng viên có quyền phát biểu và thể hiện chính kiến của mình, nhưng khi chi bộ ra nghị quyết thì phải chấp hành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)