Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 91 - 95)

Một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng mà Đại hội X của Đảng đề ra là phải “Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt đảng bộ, chi bộ” [28, tr. 286]. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nhiều cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chưa thực hiện nghiêm nền nếp chế độ sinh hoạt Đảng, nội dung sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới. Do vậy, Hội nghị Trung ương sáu (khoá X) yêu cầu: “Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định kỳ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Mỗi quý, các chi bộ phải sinh hoạt chuyên đề ít nhất một lần để bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đảng viên trong chi bộ”. Vì vậy, đối với các chi bộ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ nhằm xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, đảm bảo yêu cầu cụ thể, thiết thực, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, trình độ kiến thức, lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ thị của cấp trên; nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của chi bộ.

Nội dung sinh hoạt phù hợp là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ. Để xác định nội dung sinh hoạt phù hợp cần thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng của đảng uỷ cơ quan, đơn vị. Đồng thời, cấp uỷ cần lựa chọn chủ đề sinh hoạt trong hàng tháng, hàng quý trên cơ sở chương trình công tác đã xác định và yêu cầu của đơn vị trong từng thời gian. Xác định nội dung sinh hoạt Đảng phù hợp phải trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đề ra những quyết định chính trị và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao năng lực lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ,

91

đảng viên.

Nội dung sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cần tập trung vào ba loại chủ đề cơ bản sau đây:

- Học tập, quán triệt đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin tình hình thời sự trong và ngoài nước, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị; những vấn đề tư tưởng có liên quan đến công tác và đời sống của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị.

- Thảo luận, quyết nghị những vấn đề về sự lãnh đạo của chi bộ đối với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng, công tác vận động quần chúng và các lĩnh vực khác của cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để chi bộ tiến hành thảo luận, đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, tổ chức đời sống. Trong sinh hoạt, chi bộ phải nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, kế hoạch công tác của cấp trên, những đặc điểm, những vấn đề mới và khó đang nảy sinh ở cơ quan, đơn vị để có những quyết nghị đúng đắn, không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những vấn đề quan trọng phải được bàn bạc kỹ lưỡng, thật sự dân chủ và đi tới quyết nghị. Quyết nghị phải rõ nội dung, biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Thảo luận, quyết nghị những vấn đề xây dựng nội bộ đảng, như: kế hoạch, biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật Đảng và tăng cường đoàn kết trong chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên, quản lý đảng viên, đánh giá chất lượng đảng viên, phát triển đảng viên. Sinh hoạt bàn về những vấn đề nội bộ được tiến hành theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc đột xuất, khi phát sinh những vấn đề cần phải giải quyết.

Ngoài nội dung sinh hoạt thường xuyên (triển khai nghị quyết của cấp trên, thông tin nội bộ trong tháng, tình hình tư tưởng, công tác phát triển Đảng...) mỗi kỳ sinh hoạt, căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, chi bộ nên có nội dung sinh hoạt trọng tâm từng tháng, những vấn đề cần trao đổi, thảo luận ở chi bộ. Căn cứ kế hoạch và hướng dẫn của đảng ủy cơ quan, đơn vị (về thời gian và nội dung sinh hoạt chi bộ), bí thư chi bộ và chi ủy cần họp bàn, chuẩn bị chu đáo và chi tiết nội dung sinh hoạt chi bộ của từng kỳ họp; cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của đảng ủy vào thực tế nhiệm vụ của đơn vị. Đặc biệt

92

các chi bộ cần coi trọng việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chủ động bàn bạc, phối hợp với các bộ phận chuyên môn để sinh hoạt chuyên đề thiết thực và có chất lượng, nêu cao vai trò của chi bộ trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị thực tiễn của đơn vị.

Sinh hoạt chuyên đề thế nào cho phù hợp, lựa chọn nội dung như thế nào, tổ chức thực hiện và điều hành ra sao để đạt kết quả cao, luôn là vấn đề các cấp ủy, các tổ chức đảng cần phải quan tâm làm tốt. Đặc điểm của các chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là nhiệm vụ lãnh đạo chính trị tập trung vào lĩnh vực chuyên môn, như quản lý, điều hành các cơ quan tham mưu, cơ quan quyền lực nhà nước, giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế cho nhân dân, nghiên cứu khoa học. Với trình độ nhận thức của đội ngũ đảng viên, việc tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề có nhiều thuận lợi, nhưng muốn đảm bảo được chất lượng sinh hoạt cần phải có biện pháp cụ thể sau:

- Lựa chọn chuyên đề. Thường mỗi kỳ sinh hoạt sau khi kiểm điểm kết quả lãnh đạo công tác tháng trước, đánh giá mặt được, chưa được, những mặt còn tồn tại cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục trong thời gian tới, thì đồng thời phải kết hợp với việc quán triệt nhiệm vụ chính trị của cấp trên để lựa chọn chuyên đề. Những chuyên đề lựa chọn để thảo luận và ra nghị quyết trong sinh hoạt phải là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, tháo gỡ khó khăn về chuyên môn, về công tác xây dựng Đảng, tình hình tư tưởng nổi cộm, vấn đề đời sống cán bộ, đảng viên và quần chúng; hay những vấn đề liên quan đến thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước của cơ quan, đơn vị và cấp trên.

- Để có thể thảo luận và ra quyết định lãnh đạo đúng và trúng, các chuyên đề phải được chuẩn bị chu đáo. Việc này phải giao cho những đảng viên, chi ủy viên có chuyên môn sâu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chuẩn bị báo cáo; hoặc nếu đòi hỏi cao hơn thì mời báo cáo viên, chuyên gia đến báo cáo.

- Trong quá trình thảo luận chuyên đề phải gợi mở, phát huy trí tuệ của đảng viên tham gia ý kiến. Trong thảo luận, vấn đề nào chưa rõ, chưa thông cần đề nghị cấp trên giải thích. Mỗi một chuyên đề được coi là một hội thảo khoa học, cần huy động trí tuệ của toàn thể đảng viên, bàn bạc, thảo luận, tạo nên sự nhất trí cao về nhận thức, tập trung, thống nhất về hành động.

Thực hiện tốt sinh hoạt theo chuyên đề không chỉ nâng cao chất lượng lãnh đạo mà còn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phát huy dân chủ, xây dựng đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng. Đó cũng chính là biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng hiện nay.

93

Trong sinh hoạt chuyên đề cần phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của chi bộ với chức năng quản lý nhà nước, chức năng chuyên môn để xác định nội dung cho phù hợp. Công tác Đảng và công tác chuyên môn trong các cơ quan, đơn vị có nhiều vấn đề cùng chung đối tượng, cùng chung nội dung, nhiệm vụ chính trị. Tổ chức đảng lựa chọn nội dung, phương thức lãnh đạo của mình sao cho không hoàn toàn giống chuyên môn, lấn sân chuyên môn. Tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp không tham gia trực tiếp công tác chuyên môn và công tác của chính quyền, nhưng có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, công tác chính quyền, đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chi bộ đảng phải lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, phát huy dân chủ, động viên toàn thể đảng viên, nỗ lực, sáng tạo phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; cấp ủy phối hợp với chuyên môn, bàn bạc thống nhất về quan điểm, chủ trương công tác, đảm bảo thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Phải đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của chi bộ, nhằm nâng cao tính lãnh đạo của tổ chức đảng. Trong sinh hoạt chi bộ phải bàn bạc, tìm cách giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình và trách nhiệm của đảng viên, không sa đà vào công tác chuyên môn, không lãnh đạo, chỉ đạo lấn sân chuyên môn. Trong sinh hoạt phải đề cao ý thức trách nhiệm đảng viên trong công tác chuyên môn phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nhận thức của đảng viên, tạo điều kiện cho đảng viên hiểu và thực hiện đúng qui định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao, quản lý, theo dõi, nắm chắc tình hình tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên. Chi ủy cần qua nhiều kênh, nhiều nguồn thông tin khác nhau để nắm tình hình tư tưởng, việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và những vấn đề liên quan đến phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị. Kịp thời biểu dương, động viên những đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời nhắc nhở, giúp đỡ những đảng viên còn hạn chế.

Chi ủy và người bí thư cần đề cao tinh thần chủ động trong việc nắm tình hình, nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị, qua đó suy nghĩ lựa chọn những vấn đề cần đưa ra bàn bạc trong các kỳ sinh hoạt, tìm cách tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết chi bộ, tăng cường đôn đốc, giúp đỡ các tổ chức trong cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng.

94

chính, đơn vị sự nghiệp của thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)