Đặc điểm của các tổ chức đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 40 - 41)

- Xây dựng cấp uỷ có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm. Nói chung, bí thư cấp uỷ phải là cán bộ lãnh đạo của đơn vị, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ, đoàn kết, tập hợp được cán bộ, đảng viên và quần chúng.

- Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm. Định kỳ hàng năm, cấp uỷ tổ chức để quần chúng tham gia góp ý kiến ý về sự lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Những Qui định nói trên đã xác định rõ 5 nhiệm vụ chủ yếu, tập trung vào ba vấn đề lớn: một là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, mà trọng tâm là công tác chuyên môn; hai là, lãnh đạo xây dựng nội bộ đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và công tác kiểm tra, giám sát); ba là, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng (trực tiếp là Công đoàn, Đoàn Thanh niên). Trong những nội dung lãnh đạo, có hai nội dung cốt tử nhất đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là lãnh đạo công tác chuyên môn và công tác tổ chức, cán bộ.

1.2.2.2. Đặc điểm của các tổ chức đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nghiệp

Theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức của Đảng được qui định trong Điều lệ của Đảng, để đảm bảo vai trò cầm quyền và lãnh đạo toàn diện đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, các tổ chức đảng được thiết lập theo các cấp hành chính Nhà nước. Do đó, trong mỗi cấp hành chính có một cấp bộ đảng, trong mỗi cơ quan hành chính ở mỗi cấp và đơn vị sự nghiệp đều có tổ chức đảng. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) còn có các ban cán sự đảng trực thuộc cấp ủy cùng cấp. Đồng thời, đảm bảo vai trò lãnh đạo đối với toàn thể đảng viên sinh hoạt trong các cơ quan hành chính các cấp, các đơn vị sự nghiệp có các đảng bộ cơ sở hoặc cấp trên cơ sở, trực thuộc các cấp ủy đảng. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm cụ thể của các cơ quan đơn vị, Trung ương sẽ qui định những hình thức tổ chức đảng cụ thể.

Đặc điểm nổi bật của các cơ quan hành chính các cấp và các đơn vị sự nghiệp là có hệ thống cơ quan chính quyền, cơ quan chuyên môn cùng cấp rõ ràng, ổn định, trình độ

40

chính trị, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, đảng viên cao và tương đối đồng đều, có điều kiện thuận lợi để duy trì nền nếp, chế độ sinh hoạt và thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị. Mối quan hệ xã hội trong các chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đỡ phức tạp hơn, ít bị quan hệ tình cảm dòng họ, anh em chi phối. Họ có đòi hỏi cao về chất lượng công tác, trình độ nghề nghiệp, tác phong và chất lượng sống, nhưng lại khó chấp nhận người khác hơn mình, nên dễ nảy sinh bệnh kèn cựa, đố kỵ trong công việc, trong cuộc sống. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công tác khá tập trung, có điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian nên ít gặp khó khăn về hoạt động và sinh hoạt đảng hơn là các loại hình tổ chức đảng khác.

Về vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với chuyên môn theo qui định của Trung ương, trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đảng lãnh đạo toàn diện công tác chuyên môn, nhưng tính chất lãnh đạo ở đây khác với các loại hình tổ chức đảng ở phường, xã, thị trấn, các đơn vị lực lượng vũ trang và công an. Ở những tổ chức đảng nói trên, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, cấp ủy trực tiếp lãnh đạo chính quyền, các cấp chỉ huy, đề ra và tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp thực thi nhiệm vụ của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Còn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế quản lý và điều hành của thủ trưởng cơ quan, tổ chức cơ sở đảng và chi bộ trực thuộc không trực tiếp quyết định nhiệm vụ chính trị và công tác cán bộ. Nhiều cơ quan, đơn vị có vai trò quản lý ngành, lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ của nó vượt quá khuôn khổ của một cơ quan, đơn vị. Do đó, nhiệm vụ của tổ chức đảng là phối hợp với chính quyền, với chuyên môn tổ chức xây dựng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; lãnh đạo cán bộ, đảng viên đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, đổi mới phương pháp công tác, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn; lãnh đạo các tổ chức, các đơn vị và cán bộ, đảng viên tham mưu, nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo cơ quan, đơn vị về những vấn đề cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức đảng, cần phải nhận thức cho đúng, phân biệt cho rõ, chỉ đạo cho tốt các tổ chức đảng hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội doc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)