Để duy trì và phát triển doanh số xuất khẩu lớn trên thị trường EU, tác giả đề
nghị hai nhóm giải pháp thực hiện: Lập văn phòng đại diện ở EU:
Nhiệm vụ của văn phòng đại diện này là:
- Thu thập thông tin về thị trường: thông tin về cơ chế quản lý nhập khẩu thủy sản, thông tin về biến động cung cầu giá cả thủy sản của thị trường, thông tin vềđối thủ
cạnh tranh.
- Tìm kiếm đối tác mua thủy sản.
- Phối hợp với công ty Thuận An tổ chức triễn lãm, hội nghị khách hàng, tiếp thị
trực tiếp.
- Tìm kiếm hình thức phân phối thủy sản có hiệu quả
- Thực hiện bán hàng qua mạng (thương mại điện tử) Các bước triển khai văn phòng đại diện:
Bước 1: Trong 3 năm 2010 – 2012: Công ty sẽ dựa vào văn phòng đại diện của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại EU, các văn phòng này sẽ là cầu nối giữa thị trường và các công ty thủy sản trong nước, trong đó có Thuận An.
Bước 2: Từ năm 2013 trởđi công ty Thuận An có thể lập văn phòng đại diện cho mình tại EU, còn ở các thị trường khác vẫn dựa vào văn phòng của Hiệp hội.
Bước 3: Ở thị trường EU văn phòng đại diện nên mở chi nhánh ở các trung tâm tiêu thụ thủy sản lớn, khi lập văn phòng chi nhánh nên tuyển dụng Việt kiều hoặc chuyên gia tại chỗ.
Kinh phí hoạt động văn phòng đại diện của Hiệp hội: - Quỹ của hiệp hội thủy sản.
- Ngân sách quốc gia từ quỹ xúc tiến xuất khẩu.
- Do các doanh nghiệp thủy sản đóng góp theo định kỳ và theo hiệu quả do văn phòng đại diện mang về cho doanh nghiệp.
Kinh phí hoạt động văn phòng đại diện của Thuận An: - Vốn đầu tư của công ty Thuận An.
- Quỹ của Hiệp hội thủy sản hỗ trợ. Hợp tác:
- Kêu gọi các nhà đều tư EU hợp tác đầu tư vào khâu tạo giống, kỹ thuật chế biến thủy sản phù hợp với yêu cầu khẩu vị của EU để gia tăng xuất khẩu thủy sản trị giá gia tăng.
- Liên kết với các doanh nghiệp trong nước và tham gia hội chợ thủy sản ở
Beusen (Bỉ).
- Phối hợp với các nhà kinh doanh Lào và Campuchia sản xuất và xuất khẩu thủy sản sang EU. Với cách này vừa cho phép khai thác nguyên liệu thủy sản của hai nước
Lào và Campuchia, vừa đưa hàng vào EU có hiệu quả (lợi dụng cơ chế từ tháng 4/2001 EU cho phép 48 nước kém phát triển nhất trong đó có Lào và Campuchia đưa hàng vào EU không hạn chế về số lượng và được hưởng thuế nhập khẩu bằng 0).
- Bộ thủy sản và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản tổ chức thông tin thường xuyên về yêu cầu của EU đối với chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm và phối hợp với các doanh nghiệp kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu của EU đối với các sản phẩm
để không 1 lô hàng nào của Việt Nam bịđưa vào danh sách cảnh báo của EU. Công ty Thuận An nên tham gia các tổ chức này để kịp thời nắm bắc thông tin và đề ra chiến lược cho mình.