Môi trường công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 63)

Trình độ khoa học - công nghệ của Việt Nam ta nói chung vẫn còn yếu kém. Trình độ dân trí hiện tại vẫn còn thấp nhưng hàm lượng tri thức trong lao động đang dần dần được cải thiện. Mặt khác, khoa học - kỹ thuật vẫn đang được nghiên cứu phát triển và tiến bộ không ngừng, ngày càng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn.

Hiện nay, công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối hiện đại và đồng bộ so với các tỉnh ĐBSCL. Quy trình chế biến thủy sản tươi nguyên con và chế biến các loại phi-lê kết hợp giữa thủ công và một phần tựđộng hóa; các công đoạn đều được thực hiện bằng tay, trừ các công đoạn cấp đông. Thiết bị

cấp đông có nguồn gốc từ Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch và phần lớn là tủđông tiếp xúc, chỉ

có một tủ đông gió chiếm 10,46% năng lực sản xuất. Năm 2008, thiết bị sản xuất đá tuyết đã được Viện Cơ học ứng dụng TP Hồ Chí Minh, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công, phục vụ việc bảo quản thủy sản, với giá thành chỉ

bằng 50%-60% so với máy nhập ngoại. Với kết cấu gọn nhẹ, công suất đạt 2,5 tấn đá khô/ngày, thiết bị này có thểđặt trên tàu để sản xuất đá phục vụ việc ướp cá trong các chuyến đi biển dài ngày mà vẫn đảm bảo được yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật nuôi đang có sự cải tiến lớn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trước và mô hình nuôi cá hầm với mật độ dày, bơm, hút nước hàng ngày tạo môi trường thông thoáng; năng suất sản suất giống trong tỉnh hiện nay là khá lớn, đủ khả năng cung ứng cho quy mô nuôi trồng hiện tại,... Những yếu tố trên sẽ

góp phần làm gia tăng năng suất, sản lượng và đáp ứng ngày càng tốt khâu cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp, công ty chế biến thủy sản.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)