Môi trường chính trị và pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 58 - 60)

Để hoàn thiện chính sách thương mại chung cho một thị trường thống nhất, EU sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp dựa trên các nguyên tắc “minh bạch hoá và cạnh tranh công bằng”. Một số chính sách sẽđược áp dụng nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận vốn, trợ giúp tài chính và nguồn lao động cho các doanh nghiệp, gắn mọi hoạt động với nghĩa vụ bảo vệ

môi sinh. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của EU giai đoạn 2007 – 2013.

EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc.

16 Bùi Lâm Bình. 09.12.2008. Những điều cần biết về thị trường EU [trực tuyến]. Đọc từ :

http://www.wto.nciec.gov.vn/Lists/Tr%20cp%20v%20bn%20ph%20gi/DispForm.aspx?ID=30)

(đọc ngày 11.04.2009).

17- 18-19 Phước Hà. 20.02.2009. Giá USD đang biến động mạnh khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Đọc

GVHD: Ths. Nguyn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 48

Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân bằng thương mại được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, như chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

Để thâm nhập được vào thị trường thủy sản EU, doanh nghiệp cần phải chú ý những điểm sau:20

Chất lượng sản phẩm được xem là chìa khóa mở mọi cánh cửa để tiếp cận thị

trường thủy sản EU vì người tiêu dùng ở khu vực này có yêu cầu rất cao đối với chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, từ năm 1993 EU cũng có những luật lệ quy định chất lượng thống nhất đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào các nước trong khối, cho nên việc đáp ứng về chất lượng được xem là yêu cầu bức thiết để thâm nhập thị trường này.

Chỉ thị 91/493/EEC và chỉ thị 91/492/EEC qui định bất cứ sản phẩm về cá nào

được nhập vào EU từ các nước thứ ba đều phải trải qua công đoạn chuẩn bị, chế biến,

đóng gói và bảo quản được cơ quan đủ năng lực chứng nhận. Thông thường cơ quan này được các nước trong EU chỉđịnh.

Đối với các nước thứ ba, còn cần chú ý đến các điều kiện đặc biệt mà các nước trong EU quy định riên cho sản phẩm về cá xuất khẩu của nước mình đưa vào EU. Những điều kiện này được quy định cụ thể bằng văn bản, thích nghi với từng nước xuất khẩu và quy định rỏ rõ sản phẩm về cá nào được phép hoặc không được phép nhập khẩu vào EU.

Chỉ thị 95/328/EC quy định giấy chứng nhận y tế phải được đính kèm cùng với lô hàng thủy sản nhập khẩu vào EU từ bất cứ nước thứ ba nào, chỉ trừ những nước có thỏa thuận hiệp định riêng đối với EU.

Các quốc gia đang phát triển có xuất khẩu thủy sản vào EU cũng cần nắm rõ Hệ

thống tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Đây là hệ thống tiêu chuẩn mang tính bất buộc,

đòi hỏi doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện đúng quy định trong tất cả các công

đoạn dây chuyền sản xuất như chế biến, đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm.

EU cũng đã xây dựng các mức giá tham khảo đối với một số sản phẩm về các có chọn lọc. Các mức giá tham khảo này được Ủy ban Châu Âu sử dụng như một biện pháp bảo hộ thị trường EU khi cần thiết. Các nước thứ ba được phép xuất khẩu thủy sản vào EU nếu có giá bán sản phẩm dưới mức giá tham khảo, nhưng khi số lượng nhập khẩu tăng mạnh thì EU sẽ ấn định giá tham khảo là mức giá tối thiểu. Tuy nhiên, biện pháp hạn chế này không ảnh hưởng đối với các nước thành viên của WTO.

EU là thị trường luôn đòi hỏi nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, gần

đây là những vấn đề về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản. Chính vì vậy, ngay từ khi giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này còn rất nhỏ - 75 triệu USD, chiếm 9% thị phần – vào năm 1997, ta cũng đã phải chịu ảnh hưởng của các

điều kiện này, làm cho xuất khẩu giảm dần, và vào thời điểm khó khăn nhất (2002), tỷ

trọng thủy sản xuất khẩu sang EU chỉ còn chiếm 4,1% so với toàn bộ các thị trường xuất khẩu.

20 Võ Thanh Thu. 2002. Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành đã hỗ trợ ngành thủy sản triển khai quyết liệt hoạt động kiểm soát việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng và bảo quản sản phẩm thủy sản. Nhờ tiến hành loạt các biện pháp đồng bô, từ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đến tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, mua sắm thiết bị phân tích... số lô hàng bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh bị cấm đã giảm hẳn, hàng Việt Nam dần lấy lại uy tín trên thị trường này. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng đột biến từ 3-4 năm trở lại đây, đến năm 2007, EU đã trở thành thị trường đứng đầu, chiếm 24,1% thị

phần giá trị xuất khẩu (908 triệu USD). Và năm 2008 tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị.

Việt Nam có mối quan hệ hợp tác với gần 200 quốc gia trên thế giới, điều này thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam phát triển kinh doanh sang thị trường các nước đó khi có cơ hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nước, kinh tế thủy sản đã được xác định là ngành mũi nhọn chiến lược trong những năm sắp tới, do vậy sẽ được trung ương quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn trước.

Chính phủđã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung và Thuận An nói riêng. Công tác xúc tiến thương mại được tăng cường với nhiều chính sách mới, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng hỗ trợ ngân sách cho khuyến ngư và phát triển thị trường

đối với cá tra, basa.

Dù vậy, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, sựổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao là một yếu tố

không dự đoán trước được tác động tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để khắc phục, chính phủđang tiến hành xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý thống nhất và ổn định nhằm tạo một môi trường pháp lý vững chắc và thông thoáng cho các ngư dân và các doanh nghiệp phát triển. Dưới sự trợ giúp của Chính phủ Vương quốc Nauy, dự án “Xây dựng Luật Thủy sản Việt Nam và các văn bản dưới luật” đang

được tiến hành thuận lợi với mục đích là “Góp phần cải thiện môi trường pháp lý và tăng cường năng lực thể chế nhằm quản lý và phát triển ngành Thủy sản Việt Nam”.

Để tránh được những vướng mắc về luật pháp thương mại quốc tế, đồng thời

đẩy mạnh thương hiệu cá tra - cá basa Việt Nam, ngành thủy sản đã tiến hành lựa chọn một thương hiệu chung cho sản phẩm cá tra - cá basa chất lượng cao của VN và đã thống nhất thương hiệu “Top Quality Pangasius from Viet Nam”. Mặt khác, ngành đã thống nhất một kế hoạch hành động chất lượng và thương hiệu cho cá tra, basa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 58 - 60)