Tài chính – kế toán

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 37 - 40)

Tổng tài sản của công ty tính đến 31/12/2008 khoản 247 tỷđồng, trong đó:

Bng 4.3: Cơ cu tài sn và ngun vn ca công ty Thun An

STT Tài sản Số dư cuối năm Số dưđầu năm A Tài sản ngắn hạn 148.598.988.421 28.365.778.325

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 24.452.526.676 476.554.107 2 Các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 21.954.793.285 3.647.238.219 4 Hàng tồn kho 99.586.342.807 22.524.782.705 5 Tài sản ngắn hạn khác 2.605.325.653 1.717.203.294 B Tài sản dài hạn 99.360.136.109 68.405.038.191 1 Tài sản cốđịnh 99.360.136.109 67.831.722.530

2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0

3 Tài sản dài hạn khác 0 573.315.661 Tổng tài sản 247.959.124.530 96.770.816.516 STT Nguồn vốn Số dư cuối năm Số dưđầu năm A Nợ phải trả 180.520.404.802 48.318.359.919 1 Nợ ngắn hạn 141.673.381.425 28.517.248.077 2 Nợ dài hạn 38.847.023.377 19.801.111.842 B Nguồn vốn chủ sở hữu 67.438.719.728 48.452.456.597 1 Vốn chủ sở hữu 67.438.719.728 48.452.456.597 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 Tổng nguồn vốn 247.959.124.530 96.770.816.516

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty Thuận An)

Kết cấu vốn kinh doanh của công ty nhìn chung là hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất nên vốn cốđịnh chiếm tỷ trọng tương đối cao (60,09% năm 2007; 40,07% năm 2008). Vốn cốđịnh chủ yếu nằm trong những tài sản cốđịnh (tài sản dài hạn) như máy móc thiết bị, nhà xưởng… Đối với các công ty sản xuất thủy sản thường có tỷ trọng tài sản cố định thấp hơn tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản vì các công ty cần nhiều tiền để mua nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Bng 4.4: Các ch s tài chính công ty Thun An

Các chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Các tỷ số về khả năng thanh toán

Tỉ số thanh toán hiện thời Lần 1,9 1 1,05

Tỉ số thanh toán nhanh Lần 0,73 0,2 0,35

Tỉ số thanh toán lãi vay Lần 14,4 4,5 2,46

Các tỷ số về khả năng hoạt động

Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,41 0,8 0,8

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 11,56 3,44 2

Vòng quay các khoản phải thu Vòng 15,99 21,2 9,1

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 22,5 17 39,7

Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh Lần 3,04 1,14 2 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Lần 1,08 0,8 0,8

Các tỷ số về khả năng sinh lợi

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (ROA) % 10 8 5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 23 15 17 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 9 10 6

Các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính

Tỷ số nợ/tài sản % 57 50 73

Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu % 130 100 268

(Nguồn: tổng hợp thông tin từ báo cáo tài chính của công ty Thuận An năm 2006, 2007, 2008)

Về khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán nợ hiện thời luôn lớn hơn 1, đây là một biểu hiện tốt trong hoạt

động tài chính, chứng tỏ Công ty có khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ số này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Và tỷ số khả năng thanh toán nhanh qua 3 năm đều nhỏ hơn 1 có xu hướng giảm nhưng lại tăng vào năm 2008 cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tốt hơn năm 2007; biểu hiện tài sản lưu động của của công ty tăng nhiều hơn so với nợ ngắn hạn và hàng tồn kho. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm nhanh qua các năm. Chỉ số này cũng thể hiện công ty đã tạo được uy tín với các nhà tài trợ.

Về khả năng hoạt động

Vòng quay tổng tài sản: ở năm 2007 tỷ số này giảm so với năm 2006, nhưng bằng so với năm 2008 cho thấy tỷ lệ doanh thu của công ty tăng lên bằng với tỷ lệ tăng của tổng tài sản. Doanh thu năm 2008 của công ty tăng gần 3 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm công ty bắt đầu xuất khẩu, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm khoản 80% so với tổng doanh thu của công ty.

Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm qua các năm, thể hiện hàng tồn kho của công ty tăng mạnh. Chính sách hàng tồn kho của công ty như vậy là khá hợp lý. Vì công ty chuyên về xuất khẩu thì hàng tồn kho như

hiện tại sẽ giúp công ty đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, tuy nhiên chi phí bảo quản sẽ tăng nhiều hơn so với trước.

Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: Hai tỷ số này tỷ lệ

nghịch với nhau. Năm 2008 tỷ số vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh và tỷ số kỳ

thu tiền bình quân tăng nhiều. Lý do là năm 2008 công ty xuất khẩu, các khách hàng nước ngoài thường thỏa thuận điều kiện thanh toán là trả sau 60 ngày. Thể hiện khả

năng thu tiền của công ty còn yếu, công ty còn lệ thuộc vào khách hàng và bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.

Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh: Công suất hoạt động của tài sản cố định là khá cao: máy móc thiết bịđạt 95%; các máy móc thiết bị hỗ trợđạt 80% cho thấy việc sử dụng tài sản cốđịnh của Công ty đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, hiện tại, hiệu suất này tăng giảm không đều qua các năm. Cao nhất là vào năm 2006, đến năm 2007 thì có xu hướng giảm xuống cho thấy khả năng sản xuất của Công ty giảm so với năm trước đó, nhưng năm 2008 tỷ số này lại tăng lên, thể hiện năm 2008 công ty sử dụng tài sản cố định tốt hơn. Nguyên nhân là do năm 2008 công ty trang bị thêm nhiều máy móc hiện

đại, vì vậy năng suất hoạt động tốt hơn.

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Tỷ số này của năm 2007 bằng với năm 2008, nhưng tỷ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì năm 2008 tăng so với năm 2007, cho thấy tài sản lưu động của công ty năm 2008 tăng mạnh. Nguyên nhân tài sản lưu động của năm 2008 tăng nhiều là do các khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty tăng nhiều so với năm 2007.

Các tỷ số về khả năng sinh lợi

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (ROA): Tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn bình quân qua 3 năm là 7,67%, bình quân mỗi năm lợi nhuận tăng 45% nhiều hơn so với vốn sản xuất (tăng 122%), chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.

Năm 2006, lợi nhuận đem lại thấp nhưng tổng vốn của công ty thấp nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn cao, 100 đồng vốn thì chỉ sinh được 23 đồng lợi nhuận nhưng sang năm 2007 thì tỷ số này bị giảm xuống do lợi nhuận tăng nhưng tông vốn tăng lên nhiều hơn, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá là yếu. Đến năm 2008 thì tỷ số này giảm nhiều hơn nữa còn 5%. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ tăng tổng vốn, tuy lợi nhuận năm 2008 cao nhưng năm 2008 là năm công ty đầu tư khá nhiều vào trang thiết bị làm cho tổng vốn tăng lên rất nhiều (157%), trong khi tỷ lệ tăng lợi nhuận chỉ 57%.

Tóm lại, qua phân tích các tỷ số trên, ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưa hiệu quả lắm, tuy lợi nhuận tăng qua các năm nhưng tổng vốn lại tăng nhiều hơn làm cho tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn giảm xuống qua các năm.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Doanh lợi vốn chủ sở hữu qua các năm như trên là khá tốt, bình quân qua 3 năm là 18,3%, tức là 100 đồng vốn chủ sở

hữu bỏ ra thì thu được 18,3 đồng lợi nhuận trước thuế, tốc độ tăng của lợi nhuận của năm 2008 so với năm 2007 cao hơn tốc độ tăng bình quân của vốn chủ sở hữu (57% > 39% ),cho thấy được hiệu quảđầu tư của vốn chủ sở hữu.

Năm 2007 lợi nhuận sau thuế chỉ có 7,389 tỉ đồng nhưng vốn chủ sở hữu bình quân thấp 48,452 tỉ đồng nên doanh lợi vốn chủ sở hữu ở mức trung bình 15%, trong điều kiện kinh doanh gặp khó khăn mà công ty đạt được tỷ lệ này cũng là một kết quảđáng khích lệ. Năm 2008, là năm mà công ty đạt lợi nhuận cao, tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt 17%, cho thấy vốn chủ sở hữu được sử dụng có hiệu quả hơn.

Tóm lại, công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu quả, lợi nhuận tăng qua các năm. Lợi nhuận tăng chứng tỏ công ty đã ăn nên làm ra và đang mở

rộng quy mô kinh doanh để tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận, từđó tăng hiệu quả sử dụng vốn mà công ty đang hướng tới.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số lợi nhuận so với doanh thu tương

đối thấp, nhưng so với ngành nghề kinh doanh của công ty thì tương đối tốt. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 9%, tỷ số này thể hiện cứ 100 đồng doanh thu thì lơi nhuận được tạo ra là 9 đồng, đây là mức lợi nhuận không cao nhưng vẫn tốt trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển. Năm 2007, tỷ số này tăng lên đến 10%, đây là năm công ty làm ăn có hiệu quả, mức sinh lời trên doanh thu cao. Năm 2008, tỷ số này giảm và đạt mức thấp nhất trong 3 năm. Mặc dù doanh thu tăng ở mức kỷ lục, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 200 tỉ đồng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhưng do giá xuất khẩu của công ty năm 2008 tương đối thấp nên lợi nhuận công ty mang về không nhiều. Về hoạt động tài chính trong năm công ty phải chi trả lãi vay cao hơn 19 tỉ đồng, chi phí hoạt động bất thường tăng. Năm 2003, lợi nhuận đạt được là không tương xứng với mức độ tăng trưởng về doanh thu là do mức độ canh tranh của thị trường trong và ngoài nước, tỷ suất lợi nhuận đạt được như

vậy cũng là sự cố gắng nỗ lực của công ty trong việc tìm cách tiêu thụ sản phẩm và tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Qua 3 năm thì tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu bình quân là 8,3%, chủ yếu là do doanh thu tăng nhiều hơn lợi nhuận. Như vậy, công ty nên tìm cách giảm chi phí để lợi nhuận sinh ra ngày càng cao theo doanh thu.

Tóm lại: Qua phân tích, nhìn chung các tỷ số tài chính của công ty khá tốt, nhưng có chiều hướng giảm qua các năm. Công ty cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động kinh doanh của mình, sử dụng các nguồn lực tài chính đầu tư tốt hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)