Phân tích môi trường nội bộ công ty TNHH Thuận An

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 31)

4.4.1. Các hoạt động chủ yếu

4.4.1.1. Các hoạt động đầu vào

Hoạt động cung ứng đầu vào của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động liên quan đến việc tồn kho và quản lý đầu vào. Các hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ.

6 Nguồn: tổng hợp thông tin từ quản lý khách hàng của công ty Thuận An năm 2008

0 100 200 300 400 500 600 700

Tây Ban Nha Đức Malaysia Khác 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 N ghì n U S T n D

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp chủ yếu là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm làm từ cá tra, vì thế việc quản lý nguồn nguyên liệu ởđây bao gồm: quản lý về số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào (phương pháp bảo quản, nhiệt

độ,…)

Đối với việc quản lý nguồn nguyên liệu cá fillet đông lạnh: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤

40C. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, hóa chất bảo quản,… số lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như độ tươi, sống, không dịch bệnh.

Đối với việc quản lý nguồn nguyên liệu cá fillet đông lạnh: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤

40C. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, hóa chất bảo quản,… số lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như độ tươi, sống, không dịch bệnh.

Đối với việc quản lý phụ phẩm: từ phân xưởng chế biến thủy sản được đưa sang phân xưởng sản xuất phụ phẩm để phân loại bao gồm đầu, xương, da và nội tạng. Các phụ phẩm này sẽđược kiểm tra về trọng lượng, sau đó sẽđưa vào sản xuất bột cá. - Việc kiểm soát hàng tồn kho của công ty bao gồm: tồn kho nguyên vật liệu phục vụ

cho việc sản xuất sản phẩm, tồn kho lao động, vốn phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty áp dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục.

Công ty luôn có đội ngũ công nhân viên ổn định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Đội ngũ công nhân viên này được bố trí làm việc trong từng bộ phận khác nhau để đảm bảo quá trình hoạt động liên tục. Công ty Thuận An có đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối trẻ và rất hăng hái trong công việc.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ cá tra ở các thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều, nhất là thị trường EU, một thị trường đầy tiềm năng. Do đó, việc tồn kho thường xuyên là điều tất yếu. Việc tồn kho này rất quan trọng, nó góp phần tạo sự ổn định cho số

lượng đầu ra của công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm cá tra luôn là vấn đề quan trọng, vì sản phẩm của công ty chủ yếu để xuất khẩu và chất lượng luôn quyết định giá cả. Để có được sản phẩm cá tra chất lượng, quá trình tồn kho

được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu bảo quản. Công ty luôn giữ mức tồn kho hợp lý đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp. Tóm lại: Qua quá trình phân tích các hoạt động đầu vào của công ty cho thấy công ty quản lý các yếu tốđầu vào khá chặc chẽ. Nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định sẽ giúp công ty hoạt động liên tục, giảm chi phí, làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với số lượng lớn. Ngoài ra với tiềm năng phát triển, đểđảm bảo các đơn đặt hàng lớn, công ty có thể tăng lượng tồn kho, như vậy sẽ luôn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì nhu cầu khách hàng trong tương lai sẽ ngày càng nhiều.

4.4.1.2. Vận hành

Quá trình vận hành của công ty gồm các hoạt động chuyển các yếu tốđầu vào thành sản phẩm cuối cùng để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu là cá fillet đông lạnh, cá dạng nguyên con và bột cá. Bao gồm các hoạt động sau:

Khâu vận hành chế biến cá fillet đông lạnh: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản ≤ 40C. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc, hóa chất bảo quản,… số

lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm nhưđộ tươi, sống, không dịch bệnh.

Sau đó nguyên liệu được rửa qua nước sạch ở nhiệt độ ≤ 60C và tần suất thay nước phải theo đúng qui định cứ 20 sọt thay nước một lần (mỗi sọt từ 12 – 15 kg). Cứ

10 sọt thêm đá 1 lần.

Kế tiếp nguyên liệu được chuyển qua khâu xử lý dùng dao chuyên dụng cắt đầu bỏ nội tạng sau đó rửa sạch máu cá và nhớt, nhiệt độ nước rửa và tần suất thay nước phải theo đúng quy định: tần suất thay nước khoảng 120kg/ lần. Rửa khoảng 40 kg bổ

sung đá 1 lần. Cá sau khi rửa sẽđược cho vào rổ nhựa để ráo.

Tiếp theo dùng dao chuyên dùng tách thịt cá làm 2 miếng, lạng da, lóc mỡ, vanh gọn và rửa sạch trước khi đưa đến phân cỡ, cân và kiểm tra chất lượng.

Tiếp theo tiến hành xếp cá vào khuôn, số lượng miếng/hàng tùy theo từng cỡ, cứ

2-5 kg/block. Hàng xếp khuôn xong cho vào tủ ngay nhiệt độ cấp đông từ -350C – - 400C, thời gian cấp đông từ 3-4 giời.

Sau khi đạt nhiệt độ cấp đông cá được tách khuôn, mạ băng. Nhiệt độ và tần suất thay nước đúng theo quy định, nhiệt độ nước mạ băng ≤ 30C và thay nước mạ băng khoảng 100kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cá sau khi mạ băng, để ráo cho vào túi PE/PA và cho vào thùng Carton, cứ 5- 10kg/ thùng Carton.

Khâu vận hành chế biến cá dạng nguyên con cũng giống như khâu vận hành sản xuất cá fillet, nhưng sản xuất cá nguyên con thì không có khâu tách thịt cá làm 2 miếng, lạng da, lóc mỡ.

Khâu vận hành sản xuất bột cá: Nguồn phụ phẩm từ phân xưởng chế biến thủy sản được

đưa sang phân xưởng sản xuất phụ phẩm để phân loại bao gồm đầu, xương và da. Phần nội tạng được đưa vào tách ruột gan cá để cho sản phẩm không bị đắng và sẫm màu

đồng thời phần mỡ cá cũng được tách riêng và bao tử cá, bong bóng cá được tách để

tiêu thụ riêng phần này có giá trị cao hơn khi đưa vào sản xuất bột cá.

Sau đó tất cả nguyên liệu bao gồm đầu, xương, da, … đưa vào máy nghiền. Sau khi nghiền được đưa vào chảo nấu. Trong quá trình nấu, phần mỡ cá sẽ nổi lên sẽđược tách riêng và đưa sang chảo nấu chung với lượng mỡ ban đầu. Phần bột cá phía dưới tiếp tục đưa sang chảo sấy khô.

Bột cá thành phẩm được đóng bao để bán cho các cơ sở bán thức ăn gia súc, thức ăn cho cá.

Về quản lý chất lượng, Công ty Thuận An đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, SQF-2000, Halal, EU Code vào sản xuất nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng cao phù hợp với yêu cầu khách hàng khó tính và những quy định về an toàn vệ

sinh thực phẩm theo quy chế quản lý chất lượng đề ra. Các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất cũng được lắp đặt để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ

khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu. Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc lô

hàng, có thể xem đây là sự khởi đầu cho quá trình đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Hiện tại công ty Thuận An có hai xí nghiệp đang hoạt động với công suất hơn 100 tấn nguyên liệu/ ngày. Như vậy có thểđảm bảo được các đơn đặt hàng vừa và nhỏ.

Công ty Thuận An có mô hình sản xuất khép kín, khá logic và đồng bộ theo từng bước một. Nhưng với công suất sản xuất như hiện tại thì công ty khó có khả năng thỏa mãn các đơn đặt hàng lớn (trên 300 tấn) của khách hàng. Do đó giảm đi sức cạnh tranh của công ty so với đối thủ.

4.4.1.3. Các hoạt động đầu ra

Đểđảm bảo được các đơn đặt hàng thì công ty phải tồn trữ một lượng thành phẩm khá lớn. Sau khâu vận hành chế biến thì các sản phẩm cá Fillet sẽđược bảo quản trong các kho đông lạnh ở nhiệt độ -200C.

Về mặt hàng sản phẩm cá fillet và cá nguyên con: Sau khi xử lý nguyên liệu các sản phẩm sẽđược cân, kiểm tra chất lượng và xếp vào khuôn. Bên ngoài bao bì ghi rõ: tên sản phẩm, nhà sản xuất, mã số lô hàng, ngày tháng năm sản xuất.

Cuối cùng các sản phẩm được vận chuyển đến kho thành phẩm và bảo quản ở

nhiệt độ -200C chờ xuất hàng.

Công ty luôn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đưa vào quá trình sản xuất, làm tốt ngay từ khâu đầu của quy trình công nghệ. Kiểm tra lại qua từng công

đoạn sản xuất, loại bỏ ngay những sản phẩm bị lỗi trong sản xuất và kiểm tra kỹ khi nhập kho và xuất kho.

Sau khi ký hợp đồng với các khách hàng nước ngoài thì phòng kế hoạch kinh doanh sẽ hoàn tất bộ chứng từđể chuẩn bị xuất khẩu, trong đó gồm có: xin cấp vận đơn, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kê khai hải quan,…

4.4.1.4. Hoạt động Marketing và bán hàng

Chiến lược sản phẩm:

Hiện nay công ty Thuận An sản xuất với ba loại sản phẩm chính từ cá tra: cá tra fillet, cá tra nguyên con và bột cá. Công ty Thuận An không ngừng tiến hành nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới, bên cạnh việc cải tiến chất lượng các sản phẩm hiện có nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, Công ty đã cải tiến thay đổi một số mẫu mã bao bì với hình thức đẹp hơn, trang nhã hơn để thu hút người tiêu dùng.

Giá cả:

Công ty Thuận An tính giá cả sản phẩm luôn dựa vào chi phí quản lý sản xuất cộng với với chất lượng sản phẩm và thương hiệu của từng sản phẩm trên thị trường. Với chiến lược này, doanh số bán ra được đảm bảo và nguồn lợi nhuận cũng như giữ được uy tín với khách hàng và tính cạnh tranh trên thị trường.

Công ty tiến hành định giá sản phẩm tùy thuộc vào giá thành sản phẩm. Tùy vào từng môi trường và điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn, Công ty sẽ có sựđiều chỉnh mức giá của từng loại sản phẩm cho phù hợp. Ngoài ra, vì công ty chủ yếu là xuất khẩu nên giá các sản phẩm còn phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và do hạn chế trong việc kiểm soát khâu phân phối nên giá bán sản phẩm của Công ty thường bịđẩy khá cao gây

GVHD: Ths. Nguyn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 24

Tuy nhiên, nhu cầu thị trường có thể biến đổi theo từng thời điểm, mùa vụ… Công ty Thuận An hiện nay chưa có bộ phận chuyên về phân tích thị trường. Để theo kịp với giá cả thị trường công ty cần phải có một bộ phận theo dõi tính giá thành cho từng dòng sản phẩm và theo sát với những thay đổi và thị hiếu của thị trường vì với mức giá cả cứng nhắc như hiện nay ở tất cả các thị trường sẽảnh hưởng đến doanh thu và khả năng tiêu thụ sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân phối:

Kênh thị trường xuất khẩu

Hình 4.2: Sơđồ kênh phân phi sn phm xut khu ca công ty Thun An7

Công ty đặc biệt quan tâm và đây chính là nguồn tiêu thụ lớn nhất mang về lợi nhuận nhiều nhất cho công ty. Vì việc phân phối trực tiếp cho các công ty nhập khẩu ở

một số quốc gia không qua trung gian các công ty xuất khẩu trong nước sẽ giúp công ty Thuận An giảm được phần lớn các chi phí không cần thiết. Công ty có thể chủ động

được thời gian và giữđược uy tín với khách hàng nước ngoài.

Tuy nhiên ở thị trường xuất khẩu, hàng hóa của công ty Thuận An hoàn toàn do các nhà phân phối lớn ở nước ngoài quyết định việc phân phối đến các điểm tiêu thụ. Do đó, Công ty không thực sự nắm vững nhu cầu và đặc tính của người tiêu dùng nên khó có thể bắt kịp sự thay đổi thị hiếu của họđể có sách lược điều chỉnh phù hợp.

Chiêu thị:

Với chính sách đưa hệ thống công nghệ thông tin vá áp dụng vào việc quản trị

mạng tạo website đểđưa hình ảnh của công ty, thông tin sản phẩm, giá cảđến với khách hàng. Từđó công ty đã tạo ra một hình ảnh trong lòng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho giới trẻ tiếp cận vì ngày nay internet gắn liền với cuộc sống.

Tuy nhiên Công ty rất ít tham gia tích cực vào các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước đặc biệt là hội chợ triễn lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty cũng ít quan tâm những hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như quản cáo trên TV, tạp chí, các tờ báo,… không thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi.

Tóm lại: Qua phân tích hoạt động 4P của công ty Thuận An, cho thấy hoạt động marketing của công ty còn yếu, ngẫu nhiên và chưa có kế hoạch cụ thể. Công ty chưa có hoạt động marketing nào để thu hút khách hàng nước ngoài. Công ty còn bịđộng trong khâu tìm kiếm khách hàng.

7 Nguồn: Thông tin tổng hợp từ công ty TNHH Thuận An

Công ty Thuận An Công ty Nhập khẩu Phân phối nước ngoài Người tiêu dùng

4.4.2. Các hoạt động hỗ trợ

4.4.2.1. Quản trị nguồn nhân lực

Bng 4.2: Tình hình nhân s công ty Thun An8

Trình độ Năm 2008 % Trình độ sau đại học 1 0,1 Trình độđại học 11 1 Trình độ cao đẳng và trung cấp 10 1 Trình độ công nhân 3/7 71 7,1 Trình độ khác 909 90,8 Tổng 1002 100

Số lượng nhân viên của công ty tăng lên (từ 200 người năm 2002 lên 1000 người năm 2008) nhưng cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ - công nhân viên của Công ty vẫn không có thay đổi lớn. Tỉ lệ nhân viên có trình độđại học trong cơ cấu lao động của Công ty là 1% là còn quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh (Agifish 6%). Công ty cũng chưa có hệ thống hoạch định chuyên môn và kế hoạch đào tạo nhân sự quy mô, chủ yếu Công ty chỉ thực hiện đào tạo tại chỗ trong thời gian thử việc.

Trong từng bộ phận khác nhau đòi hỏi công việc của mỗi công nhân viên cũng khác nhau. Việc tuyển dụng do phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm. điều này sẽ

giúp công ty chọn nhân viên theo đúng mục đích và yêu cầu công việc. Nhưng chức năng quản trị nhân sự của của Công ty chưa tốt; đặc biệt ở các xí nghiệp sản xuất. Khả

năng quản lý và chế độđãi ngộ lao động của Công ty còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc những công nhân lâu năm có trình độ chuyên môn rời khỏi công ty. Trình độ quản lý của cán bộ các cấp ở mức thấp đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cơ sở, chưa chuyên

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 31)