Đối thủ tiềm ẩ n

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 50 - 51)

Thủy sản là ngành tạo ra lợi nhuận tương đối cao so với các ngành nông nghiệp khác. Các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và Mỹ là những thị trường rất ưa chuộng thủy sản. Vì vậy có thể kết luận ngành thủy sản là ngành đang hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước.

Qua các vụ kiện, mặt hàng thủy sản Việt Nam trở nên nổi tiếng trên cả thị

trường quốc tế cùng nội địa, thị trường tiêu thụ của mặt hàng thủy sản đang ngày càng mở rộng, nhu cầu thị trường dần tăng lên trong khi khả năng cung ứng của các doanh nghiệp trong nước đến nay vẫn chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Mặt khác, ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản đang được nhà nước quan tâm phát triển và nguồn nguyên liệu thủy sản đầu vào đang được tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo

đó, có thể thấy, ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển và tiềm năng lợi nhuận, trong khi hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành lại thấp, nên khả năng xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới hay chuyển hướng kinh doanh vào lĩnh vực công nghiệp chế

biến thủy sản là khá dễ dàng.

Vì vậy, các doanh nghiệp, công ty mong muốn tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều và các doanh nghiệp, công ty đó chính là đối thủ tiềm ẩn của công ty Thuận An.

Cũng như đối thủ cạnh tranh, các đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành cũng có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vì các tổ chức này do

được thành lập sau nên có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước; mặt khác do họ có thể đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, hay dùng nhiều biện pháp cạnh tranh với mong muốn giành được thị phần cùng các nguồn lực cần thiết và có thể trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng của công ty trong tương lai.

Các đối thủ tiềm ẩn của công ty Thuận An hiện nay là các nhà cung cấp nguyên liệu, các khách hàng trong nước. Họ có thể xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị mới là hoàn toàn có thể xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nói trên thì các đối thủ tiềm ẩn vẫn gặp phải những rào cản của ngành như: Kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng, ...các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), bằng cấp, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực,....

Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình, công ty Thuận An cần phải tạo một rào cản hợp pháp nhất định ngăn cản sự thâm nhập của các đối thủ tiền ẩn này. Sức đe dọa của các đối thủ tiềm ẩn mạnh hay yếu là tùy thuộc vào tiềm lực của công ty trong hiện tại và tương lai. Là công ty đi trước so với đối thủ tiềm ẩn, Thuận An có lợi thế về qui mô sản xuất lớn, sản phẩm đa dạng, đội ngũ công nhân lành nghề, nguồn tài chính ổn

GVHD: Ths. Nguyn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 40

tố này có thể xem là một số rào cản ngăn cản sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn dù hiệu lực không cao. Mặt khác, nếu công ty không có biện pháp giữ vững các ưu thế của mình thì chúng có thể trở thành mối đe dọa khi các đối thủ tiềm ẩn có biện pháp khai thác hữu hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)