Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 54)

Biu đồ 4.3: Giá tr xut khu cá tra, ba sa, 2003-200812

0 124.6 32.9 22.6 179.6 43.3 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tr i u U S D 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 t l t ă ng ( % )

Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%)

Liên tục từ năm 2003 đến nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam ra thị trường thế

giới đã tăng trưởng với tốc độ phi mã, trong đó tốc độ tăng đạt mức kỷ lục là 179,6% vào năm 2004 và 124,6% vào năm 2006. Những thành tựu đó là kết quả của những nỗ

lực to lớn của toàn ngành, đặc biệt là những người nuôi cá tra và các doanh nghiệp chế

biến xuất khẩu.

Ngay sau khi philê cá tra đông lạnh bị Hoa Kỳ áp thuế “chống bán phá giá” ở

mức cao một cách phi lý vào năm 2003, thị trường EU đã được doanh nghiệp cá tra Việt Nam mở ra, tiếp theo đó là là thị trường Nga, Đông Âu, Trung Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi… phát triển bùng nổ! Đó thật sự là những kỳ tích, những đột phá ngoạn mục, đảm bảo thị trường tiêu thụ cho các tra, đưa cá tra nhanh chống trở thành một nhóm sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng, dần tiến kịp sản phẩm tôm. Chỉ trong vòng 5 năm gần

đây, khối lượng xuất khẩu cá tra đã tăng 11,6 lần, từ 82 triệu USD năm 2003 lên 1.200 triệu USD năm 2008.

Khối lượng xuất khẩu sang EU đã tăng 25,7 lần, từ 6.700 tấn năm 2003 lên 172.800 năm 2007; giá trị xuất khẩu tăng 26 lần, từ 17,8 triệu USD lên hơn 469 triệu USD. Vào năm 2007, thị trường EU mở rộng đã chiếm trên 47% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Con cá tra đã nhanh chóng trở thành sản phẩm nổi tiếng và phổ biến ở

hầu hết các nước EU – thị trường thủy sản rộng lớn nhất của thế giới.

Trong năm 2008 giá trị cá tra của Việt Nam tăng 22.6% so với năm 2007, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Sản phẩm cá tra của Việt Nam đã được xuất khẩu tới thị trường 105 nước và vùng lãnh thổở các châu lục khác nhau.

12 Nguồn: Nguyễn Thái Phương. 2008. “Mất cân đối trong sản xuất và tiêu thụ cá tra”. Thương mại thủy

GVHD: Ths. Nguyn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 44

Biu đồ 4.4: Th trường xut khu cá tra, ba sa năm 2007-200813

Từ cuối năm 2007 sang năm 2008, quy mô và năng lực tiêu thụ của thị trường đã xuất hiện những hạn chế, nhất là trong tình trạng kinh tế của hầu hết các khu vực trên thế giới, trong đó có EU, rơi vào giai đoạn nhạy cảm và bất ổn, xu hướng tiêu thụ của người dân và sức mua nói chung sụt giảm. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà cung cấp thủy sản trên thế giới đang tăng cường cạnh tranh để thâm nhập và mở rộng thị phần trên thị

trường EU do đồng tiền của khu vực này giữ giá tốt hơn so với đồng USD.

Nhìn chung xuất khẩu cá tra của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc

độ tăng đang có xu hướng giảm dần, thể hiện trên biểu đồ chúng ta thấy thị phần của EU năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Một phần cũng do thị phần của các nước khác tăng như Nga, Ucraina.

Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng thấy rõ ở các khối thị trường tiêu thụ chính như

EU, ASEAN và Trung Quốc+Hồng Kông, trong đó quan tâm nhất là thị trường EU, do thị trường này chiếm thị phần lớn nhất với trên 40% tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Trong 3 thị trường quốc gia nhập khẩu cá tra lớn nhất ở EU là Tây Ban Nha, Hà Lan và Ba Lan, xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng xuất hiện ở Hà Lan và giảm mạnh nhất ở thị trường Ba Lan. Tây Ban Nha tuy có giảm tốc độ trong vài tháng đầu năm, nhưng mấy tháng cuối năm đã dần phục hồi trở lại. Khả quan nhất về nhập khẩu của khối này là thị trường Đức đã xuất hiện trở lại với giá trị nhập khẩu tăng tương đối so với năm 2007.

Khối thị trường tiêu thụ cá tra quan trọng khác là khu vực Đông Âu luôn tiềm ẩn những bất ổn về chính sách nhập khẩu và quản lý chất lượng. Đồng thời, thị trường Nga

13 Nguồn: Nguyễn Thái Phương. 2008. “cá tra đại nhảy vọt”. Thương mại thủy sản 9 (104): 52-53

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

EU Nga Ucraina ASEAN Mỹ Trung

Quốc

Khác

hiện đang là tiêu điểm nhập khẩu cá hồi Na Uy, phi lê cá minh thái của Mỹ và các loại tôm của các nước Châu Á và Mỹ La tinh....

Kết luận về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU:17

Điểm mạnh:

- EU là một thị trường với dân số 500 triệu người với nhu cầu tiêu thụ thủy ngày càng tăng, nhu cầu thủy sản của thị trường phát triển mạnh sau khi có cuộc khủng hoảng về

cừu và bò ở Châu Âu, đây là cơ hội để hàng thủy sản Việt Nam tăng tốc độ phát triển trên thị trường này.

- Ngày càng nhiều doanh nghiệp đưa hàng vào EU

- Chất lượng thủy sản xuất khẩu sang EU ngày càng tăng, hàng của Việt Nam có khả

năng cạnh tranh về chất lượng so với hàng Ấn Độ, Bangladet, Trung Quốc, Thái Lan… - Các cơ quan có thẩm quyền Nhà nước quản lý ngành thủy sản có các biện pháp hữu hiệu kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng EU tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU.

Điểm yếu:

- Thủy sản Việt Nam thâm nhập thị trường EU chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô ít qua chế biến nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao.

- Tốc độ tăng xuất khẩu tuy cao nhưng mang yếu tố bấp bênh.

- Công tác dự báo và thông tin về thị trường còn hạn chế, các doanh nghiệp còn bịđộng trong việc xuất khẩu sang thị trường EU.

- Công tác tiếp thị chưa được chú trọng, hình thức tiếp thị chưa đa dạng khiến vị trí của sản phẩm Việt Nam trên thị trường EU chưa vững chắc.

Để đánh giá mức độ khó khăn khi các doanh nghiệp xâm nhập thị trường EU, tác giả thực hiện cho điểm các yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Cách cho điểm: + Yếu tố ít khó khăn 1 điểm + Yếu tố khó khăn trung bình 2 điểm + Yếu tố khá khó khăn 3 điểm + Yếu tố rất khó khăn 4 điểm - Xếp hạng mức độ khó khăn của thị trường: + Thị trường dễ dàng < 20 điểm + Thị trường khá khó khăn từ 20 – 25 điểm + Thị trường rất khó khăn > 25 điểm

... Nguồn: Nguyễn Thái Phương. 2008. “cá tra đại nhảy vọt”. Thương mại thủy sản 9 (104): 52-53

17 Võ Thanh Thu. 2002. Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

GVHD: Ths. Nguyn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 46

Bng 4.9: Đánh giá mc độ khó khăn ca các doanh nghip xut khu sang th

trường EU14

Mức độ khó

Loại khó khăn 1 2 3 4

1. Không đủ nguyên liệu đáp ứng x

2. Hàng rào kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm x

3. Chất lượng chưa cao x

4. Giá thành cao x

5. Tính cạnh tranh trên thị trường lớn. x

6. Chưa am hiểu thị trường x

7. Thuế nhập khẩu cao x

8. Chưa có cách thức phân phối phù hợp x

9. Marketing yếu x

10. Chi phí vận chuyển cao x

11. Các khó khăn khác x

Tổng 24

Tóm lại: EU là một thị trường thủy sản lớn, yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm rất cao, việc nghiên cứu đểđưa ra các giải pháp duy trì sự phát triển xuất khẩu ở

thị trường này có ý nghĩa lớn đểđưa ngành thủy sản Việt Nam hội nhập với thế giới.

4.6.2. Môi trường kinh tế

Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006). Các lĩnh vực sản xuất có tính cạnh tranh nhất, chiếm 34% tổng giá trị sản xuất công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu của EU là: dược phẩm, máy móc và thiết bị, chế tạo máy bay và công nghệ vũ trụ, sản phẩm khoáng chất phi kim loại, in ấn và xuất bản, thiết bị khoa học... Các lĩnh vực sản xuất có mức đóng góp thấp nhất là hàng điện tử, thiết bị văn phòng, giày dép, dệt may..., trong đó giày dép và dệt may đang ở tình trạng thiểu phát.15

Với gần 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU luôn là một thị

trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về

chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị trường EU phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ

kinh doanh chuyên nghiệp.

Năm 2008, sự bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, giá năng lượng và nhiều mặt hàng thiết yếu leo thang và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tác

động tiêu cực đến kinh tế EU, tuy mức độ ảnh hưởng đã có xu hướng giảm dần. Năm 2008, lạm phát tại EU đã tới 3,9%, riêng khu vực Euro là 3,7%. Tỉ lệ này cùng kỳ năm ngoái là 2,1% và 1,9%. Riêng trong tháng 6/2008, lạm phát của 15 nước khu vực đồng Euro (bao gồm cả Cyprus và Malta) đã tăng 4% (theo Eurostat) gấp đôi mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đề ra. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã phải chấp

14 Võ Thanh Thu. 2002. Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Tp. HCM: NXB. Thống kê

15 Bùi Lâm Bình. 09.12.2008. Những điều cần biết về thị trường EU [trực tuyến]. Đọc từ :

http://www.wto.nciec.gov.vn/Lists/Tr%20cp%20v%20bn%20ph%20gi/DispForm.aspx?ID=30)

nhận giải pháp tăng lãi suất để kiềm chế bớt lạm phát. Việc tăng lãi suất ngân hàng đã làm cho giá thành sản xuất các sản phẩm thủy sản của EU tăng kết hợp với việc hạn chế đánh bắt, nhu cầu đối với NK philê cá thịt trắng vẫn tiếp tục tăng.16

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng kéo dài cho thấy thực tế là tầm quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu đã giảm sút. Rõ ràng giới kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng kỷ nguyên của nền kinh tế Mỹđã qua và giờđây là kỷ nguyên mới của EU. Khi EU mở rộng sang phía Đông, khu vực này đã trở thành thị trường thuỷ sản lớn nhất và quan trọng nhất thế giới.

Năm 2007, EU sản xuất 13 triệu tấn thuỷ sản (gồm cả khai thác và nuôi). Tuy vậy sản lượng nội địa vẫn không đủđểđáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn. Vì vậy, nhập khẩu thuỷ sản vào EU cao hơn gấp 4 lần so với xuất khẩu dẫn tới thâm hụt thương mại thuỷ sản được nới rộng thêm.

Tình hình tỷ giá hoái đối cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong các báo cáo độc lập 4 tháng đầu năm 2009 của các tổ chức nghiên cứu như Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia lại cho rằng, tỷ giá hối đoái sẽ dao động trong khoảng 17.300-18.500 đồng/USD. 17

Việc USD tăng giá so với VND được lý giải là do nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tăng biên độ

tỷ giá từ 2% lên 3%. Trong khi đó, việc duy trì tỷ giá VND/USD khá ổn định trong thời gian qua, khi đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác đã dẫn tới việc VND lên giá so với các đồng tiền này. 18

Cụ thể, VND đã tăng so với đồng EURO khoảng 10%, với đồng tiền của một số

nước trong khu vực từ 5-7%... Hơn nữa, năm 2009, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dự

kiến sẽ gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư nước ngoài có khả năng sụt giảm dẫn tới cung ngoại tệ giảm, lượng vốn FDI có thể sẽ tiếp tục rút ra khỏi Việt Nam... khiến áp lực ngoại tệ sẽ tăng lên. Xu hướng tỷ giá hối đoái năm 2009 tăng nhiều so với năm 2008,

đây là tính hiệu khá lạc quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.19

4.6.3. Môi trường chính trị và pháp luật

Để hoàn thiện chính sách thương mại chung cho một thị trường thống nhất, EU sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp dựa trên các nguyên tắc “minh bạch hoá và cạnh tranh công bằng”. Một số chính sách sẽđược áp dụng nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận vốn, trợ giúp tài chính và nguồn lao động cho các doanh nghiệp, gắn mọi hoạt động với nghĩa vụ bảo vệ

môi sinh. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của EU giai đoạn 2007 – 2013.

EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc.

16 Bùi Lâm Bình. 09.12.2008. Những điều cần biết về thị trường EU [trực tuyến]. Đọc từ :

http://www.wto.nciec.gov.vn/Lists/Tr%20cp%20v%20bn%20ph%20gi/DispForm.aspx?ID=30)

(đọc ngày 11.04.2009).

17- 18-19 Phước Hà. 20.02.2009. Giá USD đang biến động mạnh khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Đọc

GVHD: Ths. Nguyn Thanh Xuân SVTH: Lê Văn Phưởng Trang 48

Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân bằng thương mại được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, như chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

Để thâm nhập được vào thị trường thủy sản EU, doanh nghiệp cần phải chú ý những điểm sau:20

Chất lượng sản phẩm được xem là chìa khóa mở mọi cánh cửa để tiếp cận thị

trường thủy sản EU vì người tiêu dùng ở khu vực này có yêu cầu rất cao đối với chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, từ năm 1993 EU cũng có những luật lệ quy định chất lượng thống nhất đối với tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào các nước trong khối, cho nên việc đáp ứng về chất lượng được xem là yêu cầu bức thiết để thâm nhập thị trường này.

Chỉ thị 91/493/EEC và chỉ thị 91/492/EEC qui định bất cứ sản phẩm về cá nào

được nhập vào EU từ các nước thứ ba đều phải trải qua công đoạn chuẩn bị, chế biến,

đóng gói và bảo quản được cơ quan đủ năng lực chứng nhận. Thông thường cơ quan này được các nước trong EU chỉđịnh.

Đối với các nước thứ ba, còn cần chú ý đến các điều kiện đặc biệt mà các nước trong EU quy định riên cho sản phẩm về cá xuất khẩu của nước mình đưa vào EU. Những điều kiện này được quy định cụ thể bằng văn bản, thích nghi với từng nước xuất khẩu và quy định rỏ rõ sản phẩm về cá nào được phép hoặc không được phép nhập khẩu vào EU.

Chỉ thị 95/328/EC quy định giấy chứng nhận y tế phải được đính kèm cùng với lô hàng thủy sản nhập khẩu vào EU từ bất cứ nước thứ ba nào, chỉ trừ những nước có thỏa thuận hiệp định riêng đối với EU.

Các quốc gia đang phát triển có xuất khẩu thủy sản vào EU cũng cần nắm rõ Hệ

thống tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point: Hệ thống phân tích

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xuất khẩu thủy sản cho công ty Thuận An (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)