Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 99 - 103)

Để công tác tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả nhất định thì một trong những điều kiện góp phần quan trọng là phải có đội ngũ tuyên truyền viên. Bởi lẽ, đội ngũ này là chủ thể trực tiếp chuyển tải những quy định, nội hàm của pháp luật đến từng đối tượng thực thi pháp luật trên thực tế. Hiện nay công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp xã đều do cán bộ Tư pháp đảm nhiệm từ việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật, quản lý tủ sách pháp luật cho đến việc tổ chức tuyên truyền, cấp phát tài liệu cho nhân dân thật sự đã vượt quá khả năng chuyên môn của cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn. Do đó, việc đảm nhiệm quá nhiều công việc trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch ở cấp xã đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu qủa công việc được giao nói chung trong đó có công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng Trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từ 2002-2007 của tỉnh Trà Vinh, Uỷ ban nhân dân cũng nêu rõ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các ngành tỉnh và huyện - thị xã, đặc biệt chú trọng việc xây dựng củng cố lực lượng tuyên truyền viên pháp luật ở các xã, phường, thị trấn” [53].

Thực tiễn, công tác tuyên truyền pháp luật được tiến hành ở hai nhóm đối tượng:

Thứ nhất, đội ngũ tuyên truyền viên là những cán bộ công chức chính quyền cấp xã đang đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn về công tác tư pháp - hộ tịch.

Do ngoài những thao tác mang tính nghiệp vụ tư pháp như: đăng ký hộ tịch, hộ khẩu pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu... thì các bộ này còn phải thực hiện kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu. Để thực hiện được kịp thời có hiệu quả nhiệm vụ đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp của cấp xã phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, họ phải là người đã qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị ít nhất từ sơ cấp trở lên và những tri thức tích lũy được qua quá trình thực thi nhiệm vụ giúp họ triển khai đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình tuyên truyền pháp luật.

Họ phải là những người có kiến thức pháp luật nhất định, được đào tạo, cơ bản bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn tư pháp, về nghiệp vụ, nghĩa vụ kỹ năng phổ biến pháp luật cho nhân dân. Đây chính là điều kiện tiên quyết trong việc nắm bắt được nội dung các quy định của pháp luật một cách chính xác để vận dụng vào thực tiễn công việc cũng như diễn giải nội dung, pháp luật được rõ ràng hơn trong thực tiễn thực thi pháp luật của đời sống cộng đồng dân cư.

Về khả năng tuyên truyền phổ biến pháp luật đến nhân dân, đây yếu tố quyết định chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong thực tiễn. Do vậy, với cán bộ tuyên truyền pháp luật chuyên nghiệp cần phải có những năng lực trong giải thích, hướng dẫn việc sử dụng thực hiện pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật không chuyên trong hoạt động tuyên truyền pháp luật cấp cơ sở hiện nay đã trở thành phổ biến. Với hai lý do rất cơ bản sau:

-Theo quy định của pháp luật hiện hành cán bộ chuyên trách cho công tác tuyên truyền pháp luật là do cán bộ tư pháp kiêm nhiệm. Từ đó, chất lượng hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật trong thực tế phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tư pháp xã.

-Do đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên không chuyên là những người phụ trách công tác đoàn thể, chính trị, xã hội nên việc lồng ghép vào các hoạt động giải thích, hướng dẫn, vận động nhân dân hiểu và thực thi pháp luật rất dễ thực hiện và đạt chất lượng cao.

Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên không chuyên là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong thực tế. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ không chuyên này đòi hỏi người cán bộ tuyên truyền cũng phải có những tiêu chuẩn cơ bản như sau; tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư.

Một là, họ là những người có trình độ chính trị nhất định, học vấn cao, có kiến thức pháp luật là đội ngũ tri thức hiếm hoi trong cộng đồng người Khơme.

Hai là, họ phải có phẩm chất đạo đức tốt sống gương mẫu trong cộng đồng dân cư, nhiệt tình có tâm huyết và tự nguyện tham gia tuyên truyền pháp luật trong dân và được nhân dân trong cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống tin tưởng.

Ba là, họ là người sống trong cộng đồng dân cư Khơme là người dân tộc Khơme nên hiểu rõ được tâm tư, tình cảm nguyện vọng, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đồng bào Khơme. Từ đó, họ có thể lựa chọn những nội dung, phương pháp tuyên truyền pháp luật phù hợp với đồng bào Khơme.

Đối với công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme chính quyền cấp xã cả hai đội ngũ trên giữ vai trò quan trọng

Với Trà Vinh

Công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã yêu cầu này lại càng thiết thực hơn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền chuyên nghiệp hoặc không chuyên đều phải được tiến hành đồng bộ theo hướng cơ bản, ổn định. Thực tiễn, hoạt động phổ biến pháp luật cho đồng bào Khơme cho thấy:

- Pháp luật còn xa lạ đối với đời sống cộng đồng của người Khơme như trong việc: cưới hỏi, mua bán, trong quản lý và xây dựng chính quyền cơ sở.

- Pháp luật chưa tạo điều kiện cho người Khơme tham gia quản lý và xây dựng cộng đồng ở cơ sở.

Việc xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cần lưu ý.

- Đối với đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật chuyên nghiệp, cần lựa chọn những cán bộ công chức đã qua các lớp bồi dưỡng chính trị, có kiến thức pháp luật và đã qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời phải quan tâm bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền pháp luật vì mặc dù có lợi thế về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận nhưng khả năng nắm bắt thực tiễn để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp thì đa số còn lúng túng nên hoạt động giáo dục pháp luật chưa đem lại hiệu quả cao.

- Đối với đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật không chuyên, chính quyền cấp xã phải có biện pháp trao đổi, động viên tích cực tham gia, đồng thời quan tâm bồi dưỡng trình độ lý luận và kiến thức pháp luật giúp họ tích lũy kiến thức một cách có hệ thống, tiến hành tuyên truyền pháp luật đúng với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là vấn đề cấp bách trong công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã ở Trà Vinh hiện nay nhằm khai thác những mặt tích cực của đội ngũ này và xây dựng một đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật rộng lớn để pháp luật được triển khai xuống tận phum, sóc, từng hộ gia đình của đồng bào Khơme.

Kết luận chương 3

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa vai trò giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã ở tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. Để vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã ở tỉnh Trà Vinh cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp nêu trên. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm cụ thể từng xã, phường, thị trấn để xác định rõ giải pháp trọng tâm để thực hiện nhằm giúp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã ở tỉnh thường xuyên mang lại kết quả cao nhất.

Kết luận

Qua 3 chương luận văn phân tích và giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

1. Giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã là hoạt động có tổ chức, có chủ định của chính quyền cấp xã nhằm cung cấp những tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp lý và hành vi hợp pháp cho đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ nói chung và đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh nói riêng nhằm mục đích hình thành ở họ những thói quen hành động và điều chỉnh hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật.

thể tiến hành giáo dục pháp luật rất đa dạng, nội dung, phương pháp, hình thức cũng có nét riêng biệt, được lựa chọn phù hợp với đặc điểm, nhu cầu, trình độ tiếp nhận tri thức pháp luật của đồng bào Khơme.

3. Vai trò của chính quyền cấp xã trong giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme hiện diện trong tất cả các khâu từ hoạt động xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho đến hiện thực hoá các kế hoạch thành hành động thực tiễn, bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Bên cạnh đó, vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã còn được thể hiện trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật và được bảo đảm các điều kiện hoạt động như cơ sở vật chất, kinh phí... nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme.

4. Để đáp ứng các đòi hỏi khách quan của việc nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền nhằm xây dựng những chương trình riêng, nội dung, phương pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các chủ thể giáo dục pháp luật nói chung, chính quyền cấp xã nói riêng để đem lại kết quả cao hơn nữa trong công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)