0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vai trò của chính quyền cấp xã trong tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CHO ĐỒNG BÀO KHƠME Ở TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY PDF (Trang 37 -44 )

giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh

Theo quy định của khoản 3 điều 75 Pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp, chính quyền cấp xã có nhiệm vụ “tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương”. Trên cơ sở đó vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã thể hiện dưới các hoạt động sau:

Thứ nhất, chính quyền cấp xã xác định các vấn đề thực tiễn của địa phương.

Cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh là tỉnh có đồng bào Khơme cư trú khá đông (đứng thứ 2 sau tỉnh Sóc Trăng). Tuy nhiên do khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội đồng bào Khơme Trà Vinh cũng có những điểm riêng đặt thù. Đại bộ phận đồng bào Khơme còn nghèo, đời sống còn khó khăn, trình độ học vấn còn thấp, sản xuất thuần nông (đa phần làm thuê), điều kiện tiếp cận với thông tin còn hạn chế. Do đó, chính quyền cấp xã nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn do cấp xã quản lý như thế nào; lĩnh vực nào được họ quan tâm liên hệ nhờ chính quyền cấp xã giúp đỡ nhiều nhất; nguyên nhân vì sao... trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở. Việc xác định tình hình thực tiễn của địa phương là một vai trò quyết định hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã. Trên cơ sở tình hình thực tiễn địa phương, chính quyền cấp xã

xây dựng kế hoạch, chương trình, định hướng giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm của đồng bào Khơme.

Chính quyền cấp xã lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với đồng bào Khơme, đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật nói chung là một phạm vi rộng bao gồm kiến thức pháp luật cơ bản về khoa học về pháp luật, ngành luật và các văn bản pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật hiện nay không chỉ dành riêng cho từng đối tượng cụ thể, cho một tỉnh cụ thể mà đây là mô hình chung, cơ bản được áp dụng trên cả nước. Do đó, nội dung giáo dục pháp luật là một “đại lượng động” được thay đổi cho phù hợp với đối tượng để đạt được mục đích mong muốn. Đối với đồng bào Khơme Trà Vinh, việc xác định nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với khả năng tiếp nhận tri thức pháp luật của họ là việc cần thiết, cấp bách của chính quyền cấp xã.

Nội dung giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme gồm:

+ Nội dung giáo dục pháp luật gắn liền với nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức.

+ Tập trung vào các nội dung cơ bản, thiết yếu gắn liền với đời sống của đồng bào Khơme (được phân tích ở phần trước).

+ Vấn đề về quyền nhân thân, quyền sở hữu thừa kế trong Luật dân sự.

+ Vấn đề điều kiện kết hôn, độ tuổi kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chống đối với con chung, tài sản chung của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình.

+ Đối với Bộ luật hình sự tập trung vào một số nội dung về tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn giao thông đường bộ, các tội về sử dụng, mua bán tàng trữ trái phép chất ma tuý, một số về tội liên quan đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người.

+ Các nội dung pháp luật về tinh thần yêu nước, đoàn kết cùng với các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.

+Giáo dục pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động quản lý của nhà nước.

+ Về hình thức giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme được nêu ra ở phần trên mang tính phổ biến chung cho các chủ thể giáo dục pháp luật, nhưng đối với chính quyền cấp xã nên lựa chọn một số phương pháp tích cực phù hợp với kỹ năng tuyên truyền. Mặt khác, ở mỗi hình thức giáo dục pháp luật thì việc sử dụng các phương pháp giáo dục ở từng nơi cũng khác nhau. Những phương pháp sử dụng có tính riêng biệt cho đồng bào Khơme Trà Vinh khác biệt so với việc giáo dục pháp luật ở các nơi khác là việc sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khơme hiệu quả hơn tiếng phổ thông và cũng chính chủ thể tuyên truyền pháp luật là người dân tộc làm ăn, sinh sống, cư trú tại cộng đồng dân cư cũng mang lại hiệu quả cao hơn.

Các thông tin đại chúng như sách, báo, đài truyền hình được sử dụng tuyên truyền cũng có nét đặc thù. Nếu như ở các thành phố thì phương tiện chuyển tải thông tin chủ yếu là truyền hình, sách, báo thì ở Trà Vinh, radio lại là phương tiện truyền thông, phù hợp với đồng bào Khơme vì ở Trà Vinh có tới gần 30% hộ gia đình ở địa phương vùng sâu vùng xa lưới điện quốc gia chưa đến được. Như vậy con đường đưa thông tin pháp luật đến với nhân dân không thể rập khuôn, giống nhau. Việc xác định các vấn đề yêu cầu về thực tiễn của địa phương là việc làm cần thiết nếu không công tác giáo dục pháp luật không chỉ riêng của chính quyền cấp xã chỉ là “hô hào”, mang tính hình thức.

Thứ hai, chính quyền cấp xã quan tâm quy hoạch, xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật

Để công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã được tiến hành sâu, rộng cần phải có lực lượng làm công tác tuyên truyền có kiến thức pháp luật, có kỹ năng tuyên truyền. Do đó công tác quy hoạch, xây dựng lực lượng làm công tác tuyên truyền pháp luật là yêu cầu không thể không tiến hành của chính quyền cấp xã.

Để có một lực lượng làm công tác tuyên truyền pháp luật đông đảo, chính quyền cấp xã chọn nguồn cán bộ từ đội ngũ cán bộ - công chức, công an, bộ đội xuất ngũ, sư sãi, con em đồng bào Khơme tốt nghiệp phổ thông trung học ở địa phương. Trong số này, ưu tiên lựa chọn những đối tượng có trình độ, lòng nhiệt tình, có năng khiếu trong hoạt động xã hội, cán bộ phong trào, mặt khác họ phải là người có hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào Khơme và có uy tín với cộng đồng người Khơme. Đây là nguồn cán bộ đông đảo, cơ bản, hầu hết họ là những người đã qua rèn luyện, học tập được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về pháp luật trong quá trình học tập, công tác.

Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/TTLT ngày 05/05/2005 của Bộ Tư pháp - Bộ nội vụ thì hoạt động giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã do Ban Tư pháp: “Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn trình Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi phê duyệt” [11]. Theo quy định này cán bộ Tư pháp xã giữ vai trò quyết định trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã. Do đó, việc chọn nguồn cán bộ làm công tác tư pháp ở xã cần quan tâm lựa chọn những người đã được tào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ít nhất Trung cấp Luật trở lên.

Chính quyền cấp xã gắn việc quy hoạch nguồn cán bộ làm công tác tuyên truyền với công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

Hiệu quả giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã đặc biệt là giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, do đó, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng lực lượng này là yêu cầu cần thiết cho chính quyền cấp xã ở Trà Vinh.

Thứ ba, chính quyền cấp xã thường xuyên bồi dưỡng, bảo đảm cho đội ngũ truyên truyền viên pháp luật hoạt động ổn định

Tập huấn, bồi dưỡng nhằm thường xuyên bổ sung kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.

Công tác bồi dưỡng đối với lực lượng này dựa trên quy hoạch phân loại nguồn cán bộ được lựa chọn để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với trình độ văn hoá, đặc điểm dân tộc, chuyên môn đang phụ trách.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm cung cấp cho họ tri thức pháp luật về các văn luật mới được ban hành, cung cấp tài liệu tham khảo để họ tự nghiên cứu thêm.

Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng cho họ những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, kiến thức về nhà nước, pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật.

Hiện nay, đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính quyền cấp xã giữ vai trò chủ đạo vẫn là cán bộ tư pháp xã. Bên cạnh đó, còn có các bộ phận chuyên môn khác như văn phòng - thống kê, công an, quân sự, văn hoá - xã hội... có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực mà họ phụ trách. Mặt khác, nhiệm vụ giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã còn được cán bộ các tổ chức đoàn thể, các trưởng ấp, khóm, thành viên tổ hoà giải các sư sãi ở chùa phối hợp triển khai. Đây là lực lượng rộng lớn và không chuyên, nhiệt tình nhưng thiếu kỹ năng tuyên truyền, kiến thức về nhà nước, pháp luật.

Chính quyền cấp xã phải tạo điều kiện cho lực lượng này tham gia bồi dưỡng, đào tạo tại các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Trường Chính trị tỉnh và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do các cơ quan có trách nhiệm cấp trên tổ chức. Mặt khác, chính quyền cấp xã quan tâm cung cấp tài liệu về các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật không chuyên nghiên cứu, tìm hiểu thêm.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là chính quyền cấp xã phải bảo đảm cho lực lượng này hoạt động ổn định đây là vấn đề đặt ra trong công tác quy hoạch cán bộ. Trong công tác quy hoạch nguồn cán bộ, chính quyền cấp xã không chỉ xem xét lựa chọn những người có tâm huyết nhiệt tình với công tác giáo dục pháp luật, mà còn vận động làm cho họ hiểu được giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ riêng của

chính quyền mà là nhiệm vụ của toàn dân. Mọi người tự nâng cao kiến thức của mình và vận động người khác “sống và làm việc” theo các quy định của pháp luật.

Đối với lực lượng tuyên truyền viên pháp luật là cán bộ công chức cấp xã:

Quy hoạch, bồi dưỡng bố trí cán bộ xuất phất từ yêu cầu công việc, bố trí đúng với năng lực sẽ khích lệ sự hăng hái nhiệt tình trong công tác của cán bộ công chức. Việc bố trí cán bộ công chức phụ trách công tác tuyên truyền pháp luật phải chú ý đến không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn đòi hỏi năng lực tuyên truyền pháp luật.

Muốn ổn định lực lượng làm công tác tuyên truyền thì bên cạnh quy hoạch, lựa chọn “đúng người”, chính quyền cấp xã còn phải hỗ trợ về chi phí, thù lao xứng đáng để khích lệ tinh thần làm việc của họ.

Thứ tư, định hướng thiết lập chặt chẽ mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức khác trong công tác tuyên truyền pháp luật

Nhiệm vụ giáo dục pháp luật không còn là nhiệm vụ riêng của các cơ quan chuyên làm công tác tuyên truyền pháp luật mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Việc liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan có nhiệm vụ giáo dục pháp luật với các cá nhân, tổ chức khác để từng bước mở rộng lực lượng tham gia tuyên truyền pháp luật để pháp luật được tuyên truyền đến từng “ngõ ngách” của cộng đồng dân cư, chính quyền cấp xã cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Trước hết, chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kịp thời các kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao trên cơ sở thực tế của địa phương.

Chính quyền cấp xã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể ở xã như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh trong công tác xây dựng chương trình giáo dục pháp luật của xã, phối hợp triển khai giáo dục pháp luật trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức này.

Ban Tư pháp xã được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục pháp luật phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chuyên môn khác, nắm bắt tình hình thực tiễn của địa phương để đưa ra thời gian, địa điểm, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng đặc thù là đồng bào Khơme, trên cơ sở quán triệt sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Chính quyền cấp xã còn phối hợp với tổ hoà giải, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư Khơme như sư sãi, người lớn tuổi gương mẫu được nhân dân kính trọng cư trú trong ấp, khóm, phum, sóc Khơme. Đây là lực lượng tuyên truyền viên nhiệt tình và có trình độ, kiến thức pháp luật tương đối cao so với mặt bằng dân trí của cư dân sống ở nông thôn nói chung và đồng bào Khơme nói riêng.

Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang có xu hướng mở rộng về nông thôn, trên địa bàn một số xã ở Trà Vinh hiện nay đã có một số doanh nghiệp được đầu tư xây dựng. Thanh niên Khơme không còn lao động nông nghiệp thuần tuý nữa mà bắt đầu đi làm thuê cho các doanh nghiệp này. Do đó, chính quyền cấp xã và tổ chức liên kết phối hợp với công đoàn của các doanh nghiệp để tuyên truyền pháp luật cho công nhân của doanh nghiệp trong đó có công nhân là người Khơme.

Như vậy, chính quyền cấp xã có vai trò đặc biệt trong hoạt động giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào Khơme nói riêng. Đó là vai trò chuẩn bị toàn bộ quá trình đưa pháp luật đến với đồng bào Khơme từ khâu xây dựng kế hoạch chung cho đến khâu triển khai thực hiện trên thực tế. Do đó, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào Khơme nói riêng phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Đây không chỉ là vấn đề riêng của tỉnh Trà Vinh mà còn là vấn đề chung của chính quyền cấp xã ở nước ta, do đó cần quan tâm xây dựng để chính quyền cấp xã tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong công tác giáo dục pháp luật.

Kết luận chương 1

Giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay không còn là nhiệm vụ riêng của các cơ quan chuyên làm công tác tuyên truyền pháp luật mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có nghĩa vụ chấp hành pháp luật và tuyên truyền mọi người làm theo các quy định của pháp luật. Chính quyền cấp xã giữ vai trò quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật, là “cầu nối” giữa chủ trương, của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với nhân dân nói chung và đồng bào Khơme nói riêng. Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã giúp cho đồng bào Khơme nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, từ đó giúp họ hình thành nên thói quen xử sự theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đồng bào Khơme phát triển bình đẳng như các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương 2

Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào khơme

ở tỉnh trà vinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CHO ĐỒNG BÀO KHƠME Ở TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY PDF (Trang 37 -44 )

×