Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 82 - 86)

tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme trong thời gian qua của chính quyền cấp xã đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định

mà xuất phát từ một số lý do như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về giáo dục pháp luật chưa gắn với yêu cầu thực tiễn, kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật ở một số nơi chư chưa được Uỷ ban nhân dân chú trọng, bố trí thời gian, địa điểm tổ chức tuyên truyền chưa hợp lý, không thường xuyên, chưa khai thác hết ưu thế của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật nhất là tuyên truyền viên không chuyên. Do đó, dù có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nhưng bố trí trong một bộ máy tổ chức không hợp lý khoa học sẽ không phát huy được khả năng của từng người và không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra trong đó có công tác giáo dục pháp luật. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme cần làm tốt một số vấn đề sau:

- Đối với Hội đồng nhân dân:

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong việc ban hành các Nghị quyết về công tác giáo dục pháp luật. Một vấn đề không thể xem nhẹ là trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành các Nghị quyết.

Mặt khác, chính các đại biểu cũng là người trực tiếp phổ biến việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đến với nhân dân và họ cũng là những người gương mẫu trong việc thực hiện các Nghị quyết này. Bên cạnh đó, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, giải đáp các thắc mắc, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Chính từ các hoạt động này, các quy định của pháp luật được truyền tải đến với người dân, bằng những hình thức rất đơn giản, gần gũi và dể đi vào đời sống của nhân dân.

Trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và các văn bản của Hội đồng nhân dân, bởi vì, đại biểu Hội đồng nhân dân là những người trực tiếp biểu quyết để ban hành các văn bản về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... giáo dục pháp luật ở địa phương, nếu họ không am hiểu pháp luật thì sẽ ban hành nhiều văn bản không bảo đảm tính thuyết phục cao và không bảo đảm được hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật nói chung và cho đồng bào Khơme nói riêng. Do đó, phải lựa chọn giới thiệu những người có trình

độ, năng lực trong quá trình bầu cử và bảo đảm được tỷ lệ cơ cấu theo quy định. Tuy nhiên, dù phải bảo đảm tỷ lệ cơ cấu thành phần (tôn giáo, dân tộc, giới tính) thì cũng phải lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn và được nhân dân tín nhiệm. Mặt khác, phải tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân. Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp. Việc nâng cao kiến thức pháp luật, cho các đại biểu giúp cho Hội đồng nhân dân ban hành nhiều văn bản có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn làm cơ sở cho công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh việc chú trọng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều quan trọng không kém là Hội đồng nhân dân phải lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác giáo dục pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống, đây là một phần không thể thiếu trong Nghị quyết về phương hướng bảo đảm thi hành, Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

- Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã:

Hàng năm Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ động xây dựng kế hoạch về công tác giáo dục pháp luật cho từng tháng, quý, năm và trình Hội đồng nhân dân quyết định. Kế hoạch phải phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; với chủ trương của Đảng, phù hợp với kế hoạch giáo dục pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng nơi. Trong kế hoạch phải xác định nội dung, phương pháp hình thức, thời gian giáo dục pháp luật cụ thể. Trên cơ sở đó, giúp Uỷ ban nhân dân cấp chủ động thời gian trong việc triển khai giáo dục pháp luật, tránh chồng chéo với công tác khác.

Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Tư pháp rà soát, xem xét lại đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, trên cơ sở đó kế hoạch bồi dưỡng thích hợp và có kế hoạch bổ sung, tuyển chọn những người có khả năng vào đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật.

Định kỳ hàng tháng Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các tuyên truyền viên làm tốt nhằm khích lệ tinh thần làm việc của họ.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với các tổ chức đoàn thể đồng thời với việc kiện toàn tổ chức của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giáo dục pháp luật là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã với nhiệm vụ đề ra các kế hoạch phối hợp, giáo dục pháp luật hàng quý, năm để các ban chuyên môn, tổ chức đoàn thể ở cấp xã thực hiện kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết định kỳ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy đã được thành lập ở 78/102 xã, phường, thị trấn, nhưng hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế do đội ngũ cán bộ cấp xã do kiêm nhiệm nhiều công việc, mặt khác, do mới được thành lập nên hoạt động của tổ chức này chưa đi vào nền nếp, chưa phát huy hết khả năng.

Do vậy, đổi mới hoạt động Uỷ ban nhân dân trong truyên truyền pháp luật gắn với việc củng cố, kiện toàn tổ chức Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã theo hướng:

+ Từng bước xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Nội dung của quy chế cần quy định và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong Hội đồng.

+ Thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến thức pháp luật và các kỹ năng liên quan đến hoạt động của các thành viên Hội đồng.

+ Tuyển chọn những cán bộ là người có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình. Ngoài các thành viên giữ vị trí chủ chốt trong Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp, có thể cơ cấu một số thành viên không nhất thiết phải là cán bộ công chức xã họ có thể là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các bộ hưu trí, sư sãi... Bởi vì, họ là những người có thời gian dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và sống gần gũi đối với đồng bào Khơme trong cộng đồng dân cư nên hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của họ nên có thể tiến hành kịp thời sâu sát các hoạt động giáo dục pháp luật. Chính từ đó, họ có những kiến nghị tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch phổ biến,

giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme phù hợp yêu cầu của thực tiễn hơn.

Uỷ ban nhân dân cấp xã cần kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục pháp luật với các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương như quản lý đất đai, an ninh trật tự, phát triển kinh tế, môi trường... Bởi vì khi thực hiện chức năng quản lý chính quyền trực tiếp tiếp xúc, giải thích các vấn đề liên quan đến từng vụ việc cụ thể, như: khiếu nại tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính...

Thường xuyên tổng kết công tác định kỳ, chú trọng vào tình hình vi phạm pháp luật, các tranh chấp xảy ra trên địa bàn, trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân xảy ra tình trạng trên. Qua đó, lựa chọn những nội dung giáo dục pháp luật liên quan vào chương trình kế hoạch ở giai đoạn tiếp theo, đáp ứng tình hình thực tiễn của địa phương, phòng ngừa xảy ra “điểm nóng”.

Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme nói riêng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chính quyền cấp xã cần phải nỗ lực hơn nữa trong tổ chức và hoạt động. Một bộ máy tổ chức hợp lý, khoa học sẽ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị nói chung và công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)