Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tuyên truyền pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 86 - 90)

tác tuyên truyền pháp luật

Để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho nhân dân nói chung, đồng bào Khơme nói riêng đạt được hiệu quả cao không chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức hợp lý mà còn phụ thuộc vào năng lực trình độ kỹ năng làm công tác tuyên truyền của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. ở cấp xã hoạt động giáo dục pháp luật được tiến hành bởi 2 nhóm chủ thể: chuyên và không chuyên. Đối với đội ngũ truyên truyền viên pháp luật là cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở Trà Vinh hiện nay còn nhiều hạn chế như chưa được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện có hệ thống về kiến thức pháp luật cũng như các kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với tích chất công việc được giao. Đối với đội ngũ tuyên truyền viên không chuyên thì công tác bồi dưỡng ít được chú trọng, hoạt động tuyêt truyền

pháp luật được tiến hành dựa trên kiến thức, kinh nghiệm mà họ tự tích luỹ được. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này là cần thiết. Xác định được tầm quan trọng của công tác này Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ: “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ tuyên truyền về pháp luật” [41], “...thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ này” [40].

Từ những hạn chế của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật như đã được trình bày ở phần thực trạng, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, cần tổ chức bồi dưỡng và định hướng thường xuyên về chương trình giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức, các tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Do hạn chế về trình độ văn hoá và chuyên môn nên việc nhận thức của họ về các quy định của pháp luật còn khó khăn, đặc biệt là các văn bản dưới luật, dẫn đến việc triển khai thực hiện mỗi nơi mỗi khác không thống nhất giữa các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo tính thống nhất trong thông tin, cơ quan có thẩm quyền cấp trên tăng cường cung cấp tài liệu có định hướng nội dung của các văn bản pháp luật. Đồng thời, cần duy trì và nâng cao chất lượng thông tin định hướng của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, tỉnh, huyện.

Hai là, phân loại trình độ và công việc phụ trách ở xã để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng.

Đối với cán bộ giữ các vị trí, chủ chốt ở xã như: Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, đây là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc pháp luật có được triển khai vào thực tiễn và đến được với nhân dân hay không. Do đó, công tác bồi dưỡng đội ngũ này cần chú ý tập trung vào những kiến thức mang tính định hướng như:

+ Về kỹ năng tuyên truyền: tập trung bồi dưỡng kỹ năng xem xét, quyết định và xây dựng các mục tiêu, kế hoạch, chương trình giáo dục pháp luật chung cho địa phương phù hợp với thực tế của cơ sở bằng Nghị quyết, Quyết định.

+Về kiến thức pháp luật: bồi dưỡng, trang bị cho họ kiến thức trên tất cả các lĩnh vực: dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, khiếu nại tố cáo, tài nguyên môi trường, lao động, phòng chống tệ nạn xã hội, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em...

Đối với cán bộ phụ trách chuyên môn như: địa chính, tư pháp - hộ tịch, công an, quân sự... ngoài những kiến thức pháp luật chung, cần tập trung tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu các nội dung liên quan đến công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, đây cũng là lực lượng tuyên truyền viên pháp luật chủ đạo của chính quyền cấp xã, do đó, việc bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tuyên truyền pháp luật đến nhân dân cũng cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ.

Đối với đội ngũ tuyên truyền viên không chuyên: họ là những người đang sinh sống và rất gắn bó không riêng gì với đồng bào Khơme mà cả với công đồng dân cư sống cộng cư trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Lực lượng này bao gồm các sư sãi, cán bộ công chức, những người lớn tuổi...Đây là một lực lượng rất đông đảo trong nhân dân, có lòng nhiệt tình, có uy tín trong cộng đồng dân cư cũng như đối với đồng bào Khơme, có kiến thức về pháp luật nhưng còn ở mức hạn chế. Đối với đội ngũ này cần tập trung bồi dưỡng, bổ sung kiến thức pháp luật, các kỹ năng tuyên truyền pháp luật. Phương pháp bồi dưỡng nên chia thành từng nhóm và tập trung bồi dưỡng chuyên sâu về từng lĩnh vực nhất định cho từng nhóm, ví dụ như: nhóm chuyên tuyên truyền về lĩnh vực hình sự, nhóm chuyên về lĩnh vực hôn nhân gia đình... Việc phân chia nhóm để tiến hành bồi dưỡng giúp cho đội ngũ này có điều kiện được nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực phù hợp với sở trường của từng cá nhân.

Ba là, gắn việc bồi dưỡng kỹ năng truyên truyền pháp luật với chương trình đào tạo bồi dưỡng, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cán bộ công chức nói chung do Trường Chính trị tỉnh đảm nhiệm. Hàng năm, trường đều mở các lớp trung cấp lý luận chính trị đào tạo dưới hai hình thức tập trung và tại chức, lớp bồi dưỡng chính quyền Kiến thức quản lý nhà nước - chính quyền cơ sở. Đối tượng học viên của các lớp này có chủ yếu là cán bộ công chức cấp xã và cán bộ ấp, khóm. Nội

dung đào tạo ngoài những kiến thức về lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh..., người học còn được trang bị tương đối hệ thống các kiến thức về lý luận chung về nhà nước - pháp luật và một số ngành luật trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta. Tuy nhiên, nội dung các ngành luật thì nhiều nhưng thời gian còn quá ít (8 đến 12 tiết/ngành luật), một số ngành luật được đưa vào chương trình giảng dạy chưa đáp ứng được tình hình thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của một bộ phận cán bộ còn thấp nên tiếp thu kiến thức còn hạn chế.

Ngoài ra, trường còn liên kết với các cơ sở đào tạo khác để mở các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trung cấp luật. Đối tượng được đào tạo là một số cán bộ phụ trách công tác tư pháp và các cán bộ dự nguồn cho tư pháp xã, đây là đội ngũ giữ vai trò nòng cốt trong công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật ở cấp xã. Về nội dung đào tạo: người học được trang bị đầy đủ và có hệ thống kiến thức về các ngành luật. Tuy nhiên, trong chương trình học họ chưa được trang bị những kiến thức về kỹ năng giải quyết công việc trong thực tiễn, trong đó có kỹ năng tuyên truyền pháp luật.

Do đó, gắn nội dung bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền pháp luật với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần tiến hành theo hướng sau:

+ Sở Tư pháp cần phối hợp với Trường Chính trị tỉnh đưa nội dung bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền pháp luật thành một môn học riêng trong các chương trình đào tạo của trường.

+ Trường chính trị cần bố trí thời gian hợp lý cho việc giảng dạy các ngành luật, đưa vào chương trình đào đạo các ngành luật phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn luật theo hướng thảo luận trao đổi, giải quyết các tình huống pháp luật giúp học viên tiếp thu các kiến thức pháp luật dể dàng hơn.

Thực tế cho thấy, dù có kiến thức pháp luật nhưng thiếu kỹ năng truyền đạt hạn chế sẽ dẫn đến việc chuyển tải nội dung đến đối tượng rất khó khăn, đặc biệt là

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)