Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở Trà Vinh hiện nay là yêu cầu cấp bách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 76 - 80)

bào Khơme ở Trà Vinh hiện nay là yêu cầu cấp bách

Một là, chính quyền cấp xã là cấp gần dân, tiếp xúc hàng ngày với nhân dân, là cấp hành động, triển khai đường lối, chủ trương vào thực tế đời sống.

Phổ biến, giáo dục pháp luật là một mắt khâu không thể thiếu được trong quy trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Ban hành một văn bản luật không có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ mà nhiệm vụ quan trọng không kém là đưa pháp luật đến với nhân dân thông qua đó ý thức pháp luật ngày một nâng lên hình thành nên thói quen sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng đất nước đã được khẳng định trong Văn kiện của các kỳ Đại hội của Đảng. Như vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực sự trở thành một chủ trương lớn của Đảng một nhiệm vụ cấp bách trong hoạt động của các ngành các cấp và của toàn thể nhân dân nhằm đáp ứng được xu thế phát triển của nước ta trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mặt khác, “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta” [23, tr.121], là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước. ở tỉnh Trà Vinh, đồng bào Khơme là lực lượng không nhỏ trong cộng đồng dân cư của tỉnh, chiếm khoảng 30% dân số trong tỉnh, sống đoàn kết, gắn bó với cộng đồng người Kinh và người Hoa từ lâu đời. Tuy nhiên so với người Kinh và Hoa, đa số đồng bào Khơme đời sống còn khó khăn, thiếu thốn về vật chất và hạn chế về trình độ học vấn chính vì vậy việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về pháp luật để tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cá nhân chưa được đồng bào Khơme quan tâm.

Từ thực tiễn trên cho thấy, vấn đề giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme là một yêu cầu cấp bách, nhất thiết phải được chính quyền cấp xã tổ chức thực hiện kịp thời, đảm bảo tính khả thi trong thực tế.

Với chức năng chấp hành và điều hành ở cấp cơ sở, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải giữ vai trò trong việc nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích việc thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân trên địa bàn.

Bởi vì, trong tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp quan hệ gắn bó hàng ngày với nhân dân. Những vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền, chức năng của chính quyền cấp xã giải quyết thường liên quan trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của dân. Qua đó, những tâm tư, nguyện vọng, những yêu cầu kiến nghị thực tiễn trong đời sống dân cư sẽ được đội ngũ cán bộ cơ sở nắm bắt nhanh, chính xác và đầy đủ nhất. Đây là nền tảng không thể thiếu để đảm bảo việc thực hiện quyền, lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp dân cư tại cơ sở. Đặc biệt, với đồng bào Khơme việc giải thích, hướng dẫn thực hiện theo những quy định pháp luật hiện hành không chỉ giúp họ tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp quan hệ với dân, có nhiệm vụ chăm lo, giải quyết những kiến nghị, yêu cầu phát sinh trong nhân dân. Chính vì vậy, chính quyền cấp xã giữ vai trò vô cùng to lớn trong đời sống thường ngày của dân, các hoạt động diễn ra theo hướng tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống nhân dân là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Mặt khác, chính đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã bằng các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra ở địa phương.

Do đó, chính quyền cấp xã giữ vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở và có chức năng hiện thực hóa các chủ trương, pháp luật vào thực tế ở Trà Vinh. Vai trò giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã xuất phát từ đặc điểm đã được phân tích ở phần trước. Hơn nữa, là cấp cơ sở nên chính quyền cấp xã nắm bắt được yêu cầu thực tiễn của cộng đồng người Khơme

sinh sống trên địa bàn, hiểu rõ về đối tượng mình quản lý qua việc tiếp xúc giải quyết công việc hàng ngày nên hoạt động giáo dục pháp luật được triển khai kịp thời và rộng khắp.

Hai là, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân tăng cường pháp chế XHCN, phát huy dân chủ ở nước ta đòi hỏi phải tăng cường giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Nhà nước ta là nhà nước kiểu mới. Bản chất giai cấp của nhà nước ta là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thiết lập nên nhà nước bằng quyền bầu cử, thực hiện quyền lực của mình thông qua nhà nước. Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật, bằng các kế hoạch, bằng chính sách.

Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các cơ quan của nó phải được tổ chức trên cơ sở Hiến pháp và Luật. hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động thi hành công vụ của cán bộ công chức từ Trung ương đến cơ sở đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Nhân dân với tư cách là thành viên trong xã hội, là công dân của Nhà nước pháp quyền phải có trách nhiệm tôn trọng, thực hiện Hiến pháp và luật một cách nghiêm minh. Pháp luật giữ vai trò tối cao, quyết định trong nhà nước pháp quyền và trong đời sống xã hội. Mọi quy phạm đạo đức tồn tại trong đời sống chỉ được thừa nhận nếu các quy phạm đó phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, đòi hỏi mọi công dân phải hiểu được pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật cao và đúng đắn. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu này việc giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào Khơme nói riêng là đòi hỏi hết sức cấp bách.

Hơn nữa tăng cường pháp chế là phương thức xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ. Tăng cường pháp chế đòi hỏi mọi cá nhân tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Khi pháp luật đi vào đời sống và được thực hiện thì pháp luật trở thành phương tiện bảo đảm trật tự xã hội, từng bước đẩy lùi các vi phạm pháp luật.

Do đó, việc thiết lập một nền pháp chế thống nhất ở nước ta hiện nay là yêu cầu bức xúc, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện thống nhất trên cơ sở kết hợp tính đa dạng, đặc thù của vùng, miền và của các dân tộc khác nhau cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân Việt Nam, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc... Do đó, việc giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã ở Trà Vinh hiện nay nhằm từng bước trang bị cho họ thói quen tuân thủ pháp luật và tuân thủ pháp luật không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào.

Ba là, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đồng bào Khơme ở Trà Vinh

Điểm rất đặc thù đồng bào Khơme là đời sống của họ bị chi phối bởi chế độ thần quyền và biểu hiện của điều đó là nơi nào có đồng bào Khơme sinh sống thì nơi đó chùa được xây dựng. Chùa là nơi thờ cúng tôn nghiêm, đồng thời là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Khơme trên địa giới hành chính xã. Do đời sống của đồng bào Khơme chỉ quanh quẩn với chùa và mặt khác, một bộ phận người Khơme còn nghèo nên họ luôn quan tâm đến sản xuất để nuôi sống gia đình, ít có điều kiện giao lưu và học tập văn hoá với bên ngoài. Họ chỉ gói gọn trong mối quan hệ “gia đình - nhà chùa - gia đình”.

Bằng nhiều chính sách đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... cụ thể của Nhà nước và của tỉnh Trà Vinh cho vùng có đông đồng bào Khơme nên đời sống của họ được cải thiện đáng kể. Một bộ phận dân cư Khơme không còn sản xuất nông nghiệp thuần túy tự cung tự cấp nữa mà sản xuất được mở rộng với nhiều hình thức và quy mô lớn hơn. Nhu cầu giao lưu với xã hội để đầu tư và trao đổi sản phẩm ngày càng được mở rộng làm phát sinh nhu cầu cần tìm hiểu pháp luật.

Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật của đồng bào Khơme xuất phát từ nguyên nhân do họ không hiểu biết pháp luật vẫn còn diễn ra trong thực tế. Điều này liên quan đến công dân sống trong một xã hội được quản lý bằng pháp luật thì “không ai có thể bào chữa cho việc vi phạm pháp luật bằng lý do không biết luật”.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy nhu cầu hiểu biết pháp luật của đồng bào Khơme được xác định đây là nhu cầu tự thân của họ khi cần pháp luật do hoạt động kinh tế xã hội đòi hỏi ở họ trong điều kiện đổi mới. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đồng bào Khơme còn là trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục pháp luật điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Về các lĩnh vực cần tìm hiểu, qua khảo sát thực tế cho thấy đồng bào Khơme cần tìm hiểu một số nội dung của Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật thuế, Luật lao động, Luật khiếu nại - tố cáo.

Về phương pháp và hình thức tuyên truyền đồng bào Khơme thích chọn các chương trình trên Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, đọc tài liệu về pháp luật sách, báo, tờ rời, nghe cán bộ trực tiếp phổ biến hơn là qua việc dự phiên toà xét xử, thi tìm hiểu pháp luật...

Tóm lại, phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã là vấn đề cấp bách. Xuất phát từ những thực tiễn không ai hiểu người dân bằng chính quyền cấp xã, không cấp chính quyền nào gần người dân bằng chính quyền cấp xã và mục tiêu truyên truyền pháp luật mà Đảng và Nhà nước đề ra, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)