Lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với đồng bào Khơme

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 92 - 99)

với đồng bào Khơme

Trong công tác giáo dục pháp luật có rất nhiều hình thức giáo dục pháp luật nhưng tuỳ từng đối tượng mà áp dụng những hình thức khác nhau. Đối với đồng bào Khơme chính quyền cấp xã cần lựa chọn các hình thức tuyên truyền sau:

Cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng

Đây là hình thức cơ bản, chủ yếu trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme. Qua hình thức này chính quyền cấp xã trực tiếp truyền đạt cho đồng bào Khơme về nội dung cụ thể nào đó nhằm giúp họ nhận thức được các quy định của pháp luật và xử sự theo pháp luật.

Hình thức tuyên truyền miệng đã đem lại hiệu quả khá cao trong hoạt động giáo dục pháp luật, vì thông qua hình thức này các tuyên truyền viên pháp luật có thể kết hợp thái độ, tình cảm với ngôn ngữ, sắc thái, động tác... để diễn đạt nội dung tốt hơn.

Để hình thức này đem lại hiệu quả cao chính quyền cấp xã cần: ưu tiên chọn cán bộ tuyên truyền phải là người Khơme hoặc là cán bộ biết nói ngôn ngữ của dân tộc Khơme vì việc tuyên truyền được điễn đạt bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình giúp họ tiếp thu tri thức pháp luật dể dàng và đầy đủ hơn.

Về nội dung giáo dục pháp luật: chính quyền cấp xã phải chuẩn bị biên soạn kỹ, chi tiết về nội dung cụ thể về vấn đề cần trình bày và chuẩn bị thêm một số tình huống cụ thể để minh hoạ nội dung.

Về hình thức thực hiện: Chủ thể giáo dục pháp luật phải là người có năng khiếu truyền thụ, sử dụng phương pháp trực quan, đây là phương pháp chủ yếu, giới thiệu các quy định pháp luật kèm với các tình huống, tranh ảnh minh họa... đã chuẩn bị trước để nội dung được minh chứng cụ thể giúp đồng bào Khơme dễ nhớ, dễ hiểu hơn.

Bên cạnh những buổi tuyên truyền tập trung, chính quyền cấp xã kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh... lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các buổi sinh hoạt của các tổ chức này nhằm bảo đảm công tác giáo dục pháp luật được thực hiện mọi nơi mọi lúc.

Ngoài ra, chính quyền cấp xã phải chuẩn bị về mặt thời gian, địa điểm để tổ chức các buổi tuyên truyền miệng hàng tháng, quý để tránh chồng chéo trong công việc, ảnh hưởng đến công tác khác. Đồng thời chính quyền cấp xã cũng cần quy định nhiệm vụ giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chung của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phải gắn nhiệm vụ giáo dục pháp luật với nhiệm vụ được giao nhằm giúp cho đồng bào Khơme có điều kiện tìm hiểu pháp luật dễ dàng hơn.

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá của người Khơme

Truyền thống theo quan niệm chung là những giá trị kinh tế văn hoá, xã hội, đạo đức, tư tưởng, phong tục tập quán lối sống..., được tạo ra trong quá khứ đã trở nên ổn định, có sức sống mạnh mẽ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Mỗi dân tộc trong lịch sử phát triển giữ gìn được những truyền thống, giá trị văn hoá riêng từng của từng dân tộc, đồng bào Khơme cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Dân tộc Khơme có bề dày truyền thống văn hoá dân tộc rất đa dạng và phong phú ngày nay có thể mất đi phần nào về hình thức nhưng vẫn còn tác

động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần trong đời sống xã hội, của người dân tộc Khơme. Những phong tục lễ nghi đó được khái quát thành 3 loại: các lễ nghi truyền thống của dân tộc; lễ vào năm mới (Chol-Chmam-Th.mây), lễ cúng ông bà (Đôn-ta), lễ cúng trăng (Okombok); các lễ bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian: lễ đua ghe ngo (Umtukngua) lễ cúng lúa (Pithi sanceba) lễ gọi hồn lúa (Pithi hao pro bing srâu), lễ cúng ông Tà (Pithiđâmlơng), các lễ hội bắt nguồn từ Phật giáo: lễ phật Đảng, (Bon Pisakh Bân chea) lễ ban hành phật pháp (Bon Meakh Bân chea); lễ nhập hạ (Bon châul vassa).

Các sinh hoạt văn hoá của đồng bào Khơme rất đa dạng nhưng đều có đặc điểm chung:

- Các lễ hội này không chỉ diễn ra ở phạm vi gia đình mà còn diễn ra ở cụm dân cư, phum, sóc và ở chùa của đồng bào Khơme.

- Các lễ hội truyền thống của người dân tộc Khơme mang tính cộng đồng rất cao, họ tự nguyện tham gia đông đủ dù không có một quy định bắt buộc nào.

- Trong các lễ hội dù được tổ chức ở chùa ở gia đình hay các điểm sinh hoạt văn hoá của các phum, sóc Khơme đều có sự hiện diện của các vị sư sãi Khơme.

Từ đặc điểm nêu trên, để kết hợp sinh hoạt truyền thống với giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme cần thực hiện đồng bộ một số vấn đề sau:

- Về nội dung giáo dục pháp luật: phải giới hạn nhất định cho phù hợp với đặc điểm trên và phù hợp với tính chất của từng lễ hội.

+ Đối với các lễ nghi truyền thống các lễ bắt nguồn từ Phật giáo từ 2 - 3 ngày, tất cả đồng bào Khơme đều tập trung đi chùa và tham gia sinh hoạt vui chơi ở chùa nên cho những nội dung giáo dục pháp luật mang tính giáo dục chung: quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc; các quy định về các tội gây rối trật tự công cộng, tệ nạn xã hội của Bộ luật hình sự, các quy định của Bộ luật dân sự, luật giao thông đường bộ...

+ Đối với các lễ nghi từ tín ngưỡng dân gian thường được tổ chức trong cộng đồng dân cư nội dung tập trung vào các nội dung như các quy định liên quan đến

đất đai, các quy định về các quyền nhân thân, quyền sở hữu tài sản, thừa kế trong Luật dân sự, các quy định về ly hôn, kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con, với tài sản chung... trong Luật hôn nhân và gia đình...

- Về phương pháp giáo dục pháp luật: phải sử dụng những phương pháp cũng phải đa dạng phù hợp với lễ hội tập trung vào các hình thức, phương pháp sau:

+ Biên soạn nội dung của văn bản pháp luật thành dạng hỏi đáp pháp luật, tờ gấp, tờ rơi để dễ hiểu dễ nhớ. Biên soạn song song bằng 2 thứ tiếng Kinh - Khơme, bổ sung nhiều hình ảnh, minh họa, các quy định của pháp luật ngắn gọn súc tích, nhưng phải bảo đảm tinh thần của văn bản pháp luật để phát rộng rãi cho đồng bào Khơme trong các lễ hội.

+ Sử dụng phương tiện loa phóng thanh để phát đi nội dung của pháp luật thông qua ti vi, đầu máy xen kẽ với các chương trình giải trí khác.

+ Tuyên truyền miệng thông qua các buổi thuyết giảng của sư sãi. Đây là phương pháp quan trọng như trong hình thức giáo dục này. Vì cá nhân sư sãi là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, là những người được đồng bào Khơme rất tin tưởng. Họ là những người có trình độ học vấn cao, được rèn luyện trong chùa, sống rất mẫu mực trong cộng đồng Khơme. Họ lồng ghép các quy định của pháp luật vào các buổi thuyết giáo trong các ngày đi lễ chùa, trong các lễ hội của đồng bào Khơme.

Tiếp tục phát huy vai trò của tổ hoà giải ở cơ sở trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme

Trong thời gian qua công tác hoà giải ở cơ sở đã đạt được một số kết quả nhất định, để công tác giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải cơ sở cần quan tâm đến những vấn đề chủ yếu sau:

Hiện nay, người làm công tác hoà giải chủ yếu là cán bộ hoà giải, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư và các sư sãi là người dân tộc Khơme. Để hoạt động của họ mang lại hiệu quả Sở tư pháp cần phải tổ chức bồi dưỡng tập huấn pháp luật định kỳ đa dạng như: tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết hay toạ đàm trao

đổi kinh nghiệm về hoạt động hoà giải cơ sở và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải. Đây là diễn đàn để hoà giải viên có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau, giúp nhau tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn công tác.

Đối với đối tượng giáo dục pháp luật, là đồng bào Khơme, nội dung của công tác hoà giải phải được xác định gắn với vụ việc là các quy định pháp luật để luận giải kịp thời, dứt điểm tại chỗ nhằm ngăn ngừa hành vi phạm pháp luật xảy ra.

Trong quá trình hoà giải, người làm công tác hoà giải chủ động vận dụng các quyết định pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Khơme, giải thích cho các bên tranh chấp hiểu và để họ tự nguyện thương lượng với nhau. Trong khi hoà giải không được áp dụng bất kỳ hình thức gì để ép buộc tác động vào sự tự thoả thuận của các bên, phải bảo đảm được tính khách quan trong công tác hoà giải.

Một vấn đề quan trọng không kém là chính quyền cấp xã phải đảm bảo đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở phải ổn định. Để đảm bảo cho sự ổn định này và hiệu quả của công tác hoà giải cơ sở thì chính quyền cấp trên và các cơ quan ban ngành có liên quan trong tỉnh phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và có biện pháp hỗ trợ cụ thể về kinh phí cho việc kiện toàn, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ hơn nữa lực lượng hoà giải viên trong công tác hoà giải cơ sở cũng như hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Bên cạnh việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hoà giải thì việc xây dựng và cung cấp các tài liệu về công tác hoà giải cũng như các kế hoạch, chương trình, sách báo về tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên. Bộ Tư pháp cũng sớm biên soạn và phát hành rộng rãi xuống cơ sở “Sổ tay hoà giải viên” với hai nội dung cơ bản là:

- Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hoà giải ở cơ sở. - Kỹ năng và một số kinh nghiệm trong công tác hoà giải.

Nhằm tập hợp có hệ thống các quy định có hệ thống về công tác hoà giải cơ sở giúp các hoà giải viên thuận lợi trong việc tìm hiểu pháp luật và trang bị kỹ năng làm công tác hoà giải để công tác hoà giải đạt kết quả cao hơn.

Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme qua các phương tiện thông tin đại chúng và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật

Cùng với các hình thức khác, hình thức giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã đem lại những thành công nhất định. Đây là kênh thường xuyên, chủ yếu cung cấp thông tin trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội cho nhân dân, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Do đó, đối với hình thức tuyên truyền này cần:

Vẫn duy trì thời lượng phát sóng 2 buổi/ngày bằng tiếng Khơme đối với đài phát thanh tỉnh. Hiện nay, trên đài truyền hình có các chuyên mục như cải cách hành chính, chính sách và pháp luật, cần biên tập nội dung này sang tiếng Khơme và xây dựng thêm nhiều chuyên mục như pháp luật với nhà nông, pháp luật với thanh niên... để nội dung phát hình được phong phú hơn.

Đối với trạm truyền thanh huyện xã, Sở tư pháp cần phối hợp với đài phát thanh - truyền hình dịch lại nội dung pháp luật trong các băng cassetes do Bộ Tư pháp cấp sang tiếng Khơme để cung cấp cho các trạm truyền thanh phát hàng ngày. Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng các chương trình riêng như các tiểu phẩm hài, kịch ngắn, bằng tiếng Khơme để các trạm truyền thanh phát sóng. Nên lồng ghép các chương trình truyền hình pháp luật với các chương trình giải trí khác để thu hút người nghe và người xem.

Chính quyền cấp xã phối hợp các cơ quan cấp trên trong công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát hoạt động tiếp và phát sóng của trạm truyền thanh ở xã và ở các điểm chùa.

luật bằng những tình huống cụ thể và được giải thích cặn kẽ giúp cho đồng bào Khơme tiếp nhận thông tin pháp luật dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp cần phải thường xuyên phát hành các tờ rơi, tờ gấp giao cho chính quyền cấp xã cụ thể là cán bộ tư pháp xã cấp cho nhân dân ở các điểm sinh hoạt của ấp khóm và các điểm chùa tạo thuận lợi cho đồng bào Khơme có điều kiện thực hiện tốt các quan điểm của pháp luật.

Đối với hình thức giáo dục thông qua việc khai thác tủ sách pháp luật, cần phải đổi mới theo phương thức sau:

- Trước hết cần khai thác, tận dụng các tủ sách pháp luật đã được trang bị tại các điểm bưu điện văn hoá xã, thư viện xã, tại Uỷ ban nhân dân xã. Chính quyền cấp xã luân chuyển các tủ sách pháp luật đến tập phum, sóc, tổ dân cư trong cộng đồng. Tủ sách pháp luật phải được đặt ở trụ sở của Ban nhân dân ấp (thường là đặt ở nhà của trưởng ấp khóm do trụ sở của Ban nhân dân ấp khóm còn rất tạm bợ, chủ yếu bằng tre lá) từ đó, luân chuyển từ cụm dân cư này đến cụm dân cư khác giao cho người có uy tín trong cụm quản lý. Như vậy, chính quyền cấp xã tạo điều kiện đồng bào Khơme thuận lợi về mặt thời gian cũng như địa điểm tìm hiểu pháp luật.

- Thường xuyên luân chuyển số đầu sách, báo, tài liệu pháp luật hiện có giữa các điểm có tủ sách pháp luật ở cấp xã nhằm làm bổ sung số sách, báo còn thiếu tiết kiệm được chi phí bổ sung sách mới.

- Từng bước xây dựng mới các tủ sách pháp luật bảo đảm 100% ấp khóm, các điểm chùa Khơme, trường học đều được trang bị tủ sách pháp luật.

Mở rộng phạm vi xây dựng tủ sách pháp luật tạo điều kiện cho mọi tầng lớp cư dân Khơme có điều kiện tiếp cận thông tin về pháp luật.

- Do nguồn kinh phí dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã rất hạn hẹp (2 triệu đến 3 triệu/năm) nên việc bổ sung sách báo, tài liệu tuyên truyền pháp luật theo hướng lựa chọn những sách, tài liệu thực sự phù hợp với các vấn đề mà đa số, nhân dân có nhu cầu tìm hiểu. Ví dụ như Luật đất đai và hỏi đáp về Luật đất đai...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)