Tình hình chấp hành pháp luật của đồng bào Khơme ở Trà Vinh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 53 - 55)

trong thời gian qua

Qua khảo sát thực tế thu thập, tổng kết các số liệu qua báo cáo của 10 xã của các huyện có đông đồng bào Khơme trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cho thấy:

Bảng 2.2: Tình hình chấp hành pháp luật của đồng bào Khơme

Lĩnh vực Năm Vi phạm hành chính Vi phạm dân sự Vi phạm hôn nhân và gia đình Tổng số vi phạm Sốvụ người Khơme vi phạm Tổng số vi phạm Sốvụ người Khơme vi phạm Tổng số vi phạm Sốvụ người Khơme vi phạm 2001 1563 365 147 27 21 0

2002 1757 386 140 19 32 0

2003 1870 395 161 30 27 0

2004 2058 568 172 35 35 0

2005 2196 572 198 41 30 2

Qua số liệu trên cho thấy tình hình chấp hành pháp luật của đồng bào Khơme trong các lĩnh vực được phân bố như sau:

- Về các vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính qua 5 năm:

Năm 2001: có 365/1563 trường hợp bị xử phạt hành chính là người Khơme chiếm 23,3%; năm 2002: có 386/1757 trường hợp, chiếm 21,9%; năm 2004: có 568/2058 trường hợp, chiếm 27,5%; năm 2005: có 572/2196 trường hợp, chiếm 26,04%.

- Vi phạm trong lĩnh vực dân sự trong 5 năm 2001-2005

Năm 2001: có 27/147 vụ việc tranh chấp là người Khơme chiếm 18,3%; năm 2002: có 19/140 vụ việc, chiếm 13,5%; năm 2003: có 30/161 vụ việc, chiếm 18,6%; năm 2004: có 35/172 vụ việc, chiếm 20,3%; năm 2005: có 41/198 vụ việc, chiếm 20,7%.

- Lĩnh vực hôn nhân và gia đình: qua 5 năm chỉ có 2 vụ.

Lĩnh vực hành chính: qua việc phân tích số liệu trên cho thấy số người vi phạm trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân sự và hôn nhân - gia đình. Qua đó có thể thấy, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận đồng bào Khơme vẫn còn hạn chế.

Xét trong thời gian 5 năm, năm 2005 tăng 3,1% so với năm 2001. Xét từng năm, tỷ lệ người Khơme vi phạm có năm tăng, có năm giảm. Ví dụ: năm 2004 chiếm 27,5%; năm 2005 chiếm 26,4%. Nhưng xét về số vụ việc vi phạm thì số vụ vi phạm ngày càng tăng, ví dụ: năm 2005 có 572 vụ tăng 5 vụ so với năm 2004; tăng 207 vụ so với năm 2001, các vi phạm của người Khơme tập trung chủ yếu vào các hành vi như gây rối trật tự công cộng, cờ bạc, trộm cắp tài sản. ở một số xã cá biệt như xã Định An (Trà Cú) trung bình xử lý vi phạm hành chính từ 12 - 15

vụ/1 tháng, chủ yếu các vi phạm về gây rối trật tự công cộng, số vi phạm do người Khơme thực hiện chiếm khoảng từ 2 - 3 vụ [56].

Đối với các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự: số lượng vụ việc thì xảy ra không nhiều so với vi phạm hành chính, tỷ lệ tăng lên theo năm tuy không nhiều. Số vụ tranh chấp của đồng bào Khơme ít và đơn giản hơn so với người Kinh. Nội dung tranh chấp chủ yếu liên quan tranh chấp về ranh giới đất đai, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến tài sản...

Đối với lĩnh vực hôn nhân gia đình: trong 5 năm chỉ có 2 vụ việc đây là 2 tranh chấp về quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do tập quán dân tộc, đời sống bị chi phối và ràng buộc bởi các nghi lễ tôn giáo nên các tranh chấp xảy ra lĩnh vực hôn nhân - gia đình trong đồng bào Khơme rất hiếm gặp.

Mặc dù, tỷ lệ vi phạm của người Khơme ít hơn so với vi phạm của người Kinh, hành vi vi phạm chỉ ở mức thông thường nhưng những con số trên cũng là thực trạng phản ánh trình độ hiểu biết pháp luật của người Khơme. Mặt khác, do sự tác động của tiêu cực của nền kinh tế thị trường làm cho một bộ phận thanh niên Khơme suy thoái về đạo đức, ảnh hưởng lối sống thực dụng... Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho vi phạm pháp luật ngày càng tăng trong đồng bào Khơme.

Từ thực trạng vừa phân tích ở trên cho thấy, công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra và có xu hướng tăng. Vì vậy, nhằm từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chính quyền cấp xã cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho đồng bào Khơme.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 53 - 55)