Đổi mới nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp với đồng bào Khơme

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 90 - 92)

việc phải được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, cần chú trọng hơn đến đội ngũ tuyên truyền viên không chuyên trong phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và cho đồng bào Khơme nói riêng.

3.2.4. Đổi mới nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp với đồng bào Khơme Khơme

Việc lựa chọn nội dung phù hợp, thiết thực để phổ biến, tuyên truyền cũng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme. Đối với đối tượng đặc thù là đồng bào Khơme chính quyền cấp xã phải đổi mới nội dung giáo dục pháp luật là một việc làm cần thiết.

Hiện nay, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã còn mang nặng tính lý thuyết phần lớn hoạt động tuyên truyền chính quyền cấp xã cung cấp cho đồng bào Khơme những điều luật, những quy định mang tính chất chung chung làm cho người nghe nhàm chán, khó nhớ, nhầm lẫn giữa quy định này với quy định khác.

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã được đổi mới theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu nắm bắt những kiến thức cơ bản mà còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là “đồng bào Khơme muốn tìm hiểu những quy định nào”?.

Bộ Tư pháp thường xuyên có hướng dẫn về nội dung giáo dục pháp luật, để nội dung giáo dục pháp luật được thống nhất trên cơ sở đó chính quyền cấp xã biên soạn lại, lựa chọn nội dung thích hợp với điều kiện trình độ nhận thức từng đối tượng giáo dục pháp luật. Đối với đồng bào Khơme, nội dung phải đi từ những vấn đề cụ thể, giản đơn sau đó mới đi đến những vấn đề khái quát. Phải trang bị cho họ những nội dung cơ bản nhất của các Luật dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đất đai, để họ có thể vận dụng trong cuộc sống và tự bảo vệ mình.

Ngoài ra phải tiến hành sơ kết, đánh giá hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ, từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác xác định nội dung phù hợp cho từng đối tượng.

Để nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đến với được người nghe thì chủ thể giáo dục pháp luật phải có phương pháp tuyên truyền tốt. Để đạt được yêu cầu này chính quyền cấp xã phải nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của đồng bào Khơme để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Qua nghiên cứu thực tế việc tuyên truyền dưới hình thức báo cáo làm cho đồng bào Khơme nghe khó, hiểu chậm, do đó đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho chính quyền cấp xã cần chú ý:

Cần xác định nội dung chủ yếu, trọng tâm của vấn đề cần tuyên truyền đặt tìm văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và bằng những sự việc cụ thể để làm rõ hơn bản chất của các quy định pháp luật. Trong quá trình phổ biến tránh việc trình bày quá dài dòng hoặc đọc suông các quy định đó mà cần giải thích, minh chứng bằng những ví dụ cụ thể.

Đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme, chính quyền cấp xã cần tập trung vào một số việc làm cụ thể sau:

Một là, phân loại đối tượng cư trú trên địa bàn do chính quyền cấp xã quản lý để lựa chọn nội dung phù hợp: Đối với đồng bào Khơme là nông dân, tập trung phổ biến đi sâu vào các vấn đề về đất đai, quyền và nghĩa vụ; trong các giao lưu dân sự; hình sự. Đối với phụ nữ tập trung tuyên truyền vào các nội dung về hôn nhân và gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quyền bình đẳng nam nữ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Đối với thanh, thiếu niên chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em; pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự. Nhằm mục đích trang bị một cách có hệ thống kiến thức pháp luật đáp ứng những yêu cầu mang tính cấp bách, thời sự phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn và của từng địa phương. Đồng thời trang bị cho đồng bào Khơme những kiến thức cơ bản nhất hình thành nên thói quen tuân thủ pháp luật.

Hai là, bên cạnh những tài liệu đã cung cấp cho cơ sở, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp phải biên soạn cung cấp thêm các nội dung báo, tạp chí, băng cassette bằng tiếng Khơme, áp phích có hình ảnh sinh động, chuyển các quy định của pháp luật thành các tiểu phẩm hài, kịch ngắn để nội dung phong phú hơn.

Tăng cường trao đổi giữa đội ngũ báo cáo viên làm công tác tuyên truyền pháp luật với người nghe. Việc trao đổi không nhất thiết phải trả lời các câu hỏi nhưng qua đó đã có sự giao lưu giữa người nói và người nghe giúp cho người nói nắm bắt được yêu cầu cụ thể của người nghe để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

Phải kết hợp giữa việc tuyên truyền miệng với tranh ảnh minh hoạ hoặc kết hợp với đội tuyên truyền lưu động để xây dựng những tiểu phẩm hài để minh hoạ giúp đồng bào Khơme tiếp thu và nhớ lâu hơn. Việc tuyên truyền pháp luật phải được tiến hành đến nơi đến chốn, giải thích mổ xẻ vấn đề thật cặn kẽ, giúp đồng bào Khơme vận dụng đúng các quy định của pháp luật vào cuộc sống, chống các luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay pdf (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)