Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong QLNN bằng pháp luật về xuất bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 66 - 77)

QLNN bằng pháp luật về xuất bản

Trong những năm vừa qua, những bất cập, hạn chế của công tác QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở nước ta có một phần không nhỏ do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa tốt. Để nâng cao công tác QLNN về xuất bản, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật xuất bản phải đảm bảo các nội dung sau:

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương pháp, với nhiều đối tượng khác nhau, để mọi người, mọi tổ chức chấp

hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xuất bản.

- Chú ý đúng mức đến đặc thù của từng vùng, từng miền và trình độ của những đối tượng cụ thể. Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xuất bản như: Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ Văn hóa - Thông tin. Bộ Văn hóa - Thông tin có thể tổ chức những cuộc hội thảo, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản và lãnh đạo các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành sách, các cán bộ lão thành của ngành xuất bản nhằm cụ thể hóa vào tạo điều kiện thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đúng những quy định của Luật xuất bản trong hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản là yêu cầu khách quan, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động xuất bản nói riêng phải được quản lý bằng pháp luật và định hướng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoạt động xuất bản đạt được những kết quả tốt, trước hết cần quan niệm lại vai trò, chức năng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực này. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động xuất bản, trách nhiệm, phạm vi, phương thức quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bởi vì nó là một loại hàng hóa đặc biệt, không giống các loại hàng hóa khác. Nếu buông lỏng QLNN bằng pháp luật để hoạt động xuất bản trôi nổi theo quy luật thị trường là sai lệch mục tiêu của xuất bản, dẫn đến thương mại hóa xuất bản, chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Thực trạng QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong những năm vừa qua cho thấy ngành văn hóa thông tin đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực này. Hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế: Hệ thống các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, c hậm được sửa đổi, bổ sung. Nhiều quy định trong các văn bản đó đã lạc hậu so với thực tiễn hoặc còn quá chung chung, khi xử lý cụ thể khó thực hiện, gây nên tình trạng thực thi luật và các văn bản dưới luật thiếu nghiêm minh.

Công tác quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống xuất bản, in, phát hành trên phạm vi toàn quốc còn lúng túng và chưa thật hợp lý. Các bộ, ngành đã có nhiều nhà xuất bản nhưng vẫn tiếp tục đề nghị thành lập nhà xuất bản mới. Hiện tại số lượng cơ sở in và phát hành sách quá lớn, một số cơ sở hoạt động kém hiệu quả, rất khó quản lý và dễ xảy ra sai phạm. Công tác QLNN chưa mang tính chủ động, toàn cục mà còn chạy theo thực tiễn để giải quyết những vụ việc cụ thể

xảy ra. Lưu chiểu là một khâu quan trọng trong công tác QLNN, nhưng một số nhà xuất bản và cơ quan QLNN về xuất bản thực hiện chưa nghiêm, nộp còn chậm và thiếu số lượng, việc phát hiện sai phạm thường chậm, khi phát hiện được thì sách thu hồi được rất ít hoặc đã bán hết.

Việc xem xét và xử lý những vi phạm Luật xuất bản còn có tình trạng nể nang, nương nhẹ hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu thống nhất, nên một số vụ án đã khởi tố nhưng kéo dài, gây ra tình trạng coi thường pháp luật. Một số cơ quan chủ quản buông lỏng quản lý để cho các nhà xuất bản tự bươn chải trong cơ chế thị trường nên vừa qua đã xảy ra những sai phạm đáng tiếc.

Tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản hiện nay là một yêu cầu khách quan và cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, thực hiện đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta. Những giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra đối với hoạt động xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những lệch lạc; coi trọng nâng cao tính chân thật, giáo dục và tính chiến đấu của thông tin. Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng. Khắc phục khuynh hướng "thương mại hóa" trong hoạt động xuất bản, làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa của nhân dân ta.

Phụ lục

Danh mục các văn bản pháp luật chính liên quan đến việc thực hiện luật xuất bản

1. Nghị định 79/CP ngày 06/11/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản.

2. Thông tư 38 TT-XB ngày 07/5/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/CP ngày 06/11/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản.

3. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin số 1996/QĐ-XB ngày 17/5/1995 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định sách.

4. Quyết định số 72/1998/QĐ/BVHTT ngày 17/01/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế tạm thời về xuất bản các xuất bản phẩm tôn giáo.

5. Nghị định 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.

6. Chỉ thị số 05/1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in. 7. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin số 2501/QĐ-CXB ngày

15/8/1997 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm.

8. Công văn 6515/KTTH, ngày 19/12/1997 của Chính phủ về việc trợ cước phí vận chuyển sách báo ra nước ngoài phục vụ tuyên truyền đối ngoại.

9. Công văn số 1146/CP-VX ngày 19/12/2001 của Chính phủ về một số biện pháp liên quan đến hoạt động xuất bản.

10. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao số 893/QĐ- PC ngày 20/7/1992 về việc xuất và nhập văn hóa phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh.

11. Thông tư liên bộ số 83/TTLB ngày 16/12/192 của Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa - Thông tin quy định về việc thu tiền lệ phí cấp giấy phép xuất nhập khẩu và giám định nội dung các văn hóa phẩm xuất nhập khẩu mậu dịch và phi mậu dịch.

12. Quyết định số 2246 ngày 19/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành danh mục mặt hàng và các nghiệp vụ kinh doanh của ngành phát hành sách.

13. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 318/TTg ngày 29/6/1993 về việc xuất bản và phát hành bản đồ và các ấn phẩm có liên quan tới đường biên giới quốc gia, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam. 14. Thông tư của Bộ Văn hóa - Thông tin số 74/VHTT ngày 29/9/1994 hướng

dẫn việc nhập các loại lịch xuất bản tại nước ngoài vào Việt Nam làm quà biếu tặng.

15. Quyết định số 01/1998/QĐ/BVHTT ngày 30/7/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm.

16. Chỉ thị 02/CT ngày 9/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc kiểm tra, xử lý các loại sách, báo, tranh, ảnh, lịch và xuất bản phẩm khác in, nhập khẩu, tàng trữ lưu hành trái phép.

17. Kế hoạch số 3709/KHBCXB ngày 04/11/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin về tổ chức thực hiện Chỉ ithị 22-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản".

18. Nghị định 06/1999-NĐ-CP ngày 10/2/1999 của Chính phủ sửa đổi khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản.

19. Chỉ thị 02/CT, ngày 9/1/1997 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc kiểm tra, xử lý các loại sách, báo, tranh, ảnh, lịch và xuất bản phẩm khác in, nhập khẩu, tàng trữ, lưu hành trái phép.

20. Quyết định 75/1999/QĐ-BVHTT ngày 8/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế liên doanh về in và phát hành xuất bản phẩm.

21. Chỉ thị 05/1998/CT-BVHTT ngày 23/8/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin về một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in.

22. Thông tư 35/1999/TTLB/BGD&ĐT-BVHTT ngày 15/9/1999 liên tich Văn hóa - Thông tin - Giáo dục và đào tạo về việc xuất bản và phát hành các sách tham khảo cho học sinh dùng ở các bậc học phổ thông.

23. Quyết định số 37/2001/QĐ-BVHTT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế Hoạt động phát hành xuất bản phẩm.

24. Thông tư số 26/2000/TT-BTC ngày 31/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.

25. Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút.

26. Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.

27. Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác.

28. Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước và Tổng Công ty Nhà nước.

29. Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản.

30. Thông tri 01/TT-TW về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về công tác báo chí - xuất bản.

31. Nghị định TW3 ngày 24/09/2001 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

32. Chỉ thị số 20 CT/Tw ngày 27/1/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới.

33. Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái quy định của Luật doanh nghiệp. 34. Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ bãi bỏ một số

giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. 35. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về việc chế

độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

36. Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

Tài liệu tham khảo

1. Duy Anh (2005), "Ăn vàng trả cám - Nguyên nhân của sự lộng hành sách lậu", An ninh Thủ đô, (1513), tr.5.

2. Vân Anh - Hoàng Thủy (2005), "Dự thảo Luật xuất bản năm 2004 tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển trong tình hình mới", Tạp chí xuất bản Việt Nam, (10), tr.20.

3. Ban Chấp hành Trung ương (khóa (IX) (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Báo cáo tại Hội nghị xuất bản toàn quốc năm 1995.

5. Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Báo cáo tổng kết mười năm thi hành Luật xuất bản và tình hình chuẩn bị sửa đổi, bổ sung luật.

6. Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật xuất bản sửa đổi.

7. Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản.

8. Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

9. Vũ Mạnh Chu (1996), Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, Luận án phó tiến sĩ khoa học Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994) Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia. 11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Cục xuất bản (1996), Báo cáo của Cục xuất bản về quản lý hoạt động xuất bản 1986-1996.

15. Cục xuất bản (1996), Báo cáo của Cục xuất bản về tình hình thực hiện chính sách tài trợ xuất bản trong các năm từ 1992 đến 1995.

16. Cục Bảo hộ bản quyền tác giả (1994), Công ước Berne về quyền tác giả. 17. Đặng Văn Chiến - Nguyễn Thanh Sơn (chỉ đạo biên soạn - 2005), Những

nội dung cơ bản của Luật xuất bản năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997),

Giáo trình Luật hành chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Đại học kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lý (1999), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 66 - 77)