Quan điểm về tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 55 - 59)

thành yêu cầu khách quan, cấp bách.

3.1.2. Quan điểm về tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN bằng pháp luật về xuất bản, nghiên cứu những chủ trương, đường lối phát triển văn hóa, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động xuất bản, chúng ta thấy QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam phải quán triệt những quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay phải bảo đảm: xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.

Đây là quan điểm đã được hình thành và phát triển từ rất sớm trong quá trình cách mạng Việt Nam. Tại Điều 3 - Sắc luật 003/SLt ngày 18-6-1957 đã ghỉ õ:

Hoạt động xuất bản bắt kỳ là của cơ quan Nhà nước, chính đảng, đoàn thể nhân dân hay của tư nhân đều không phải là hoạt động có tính chất đơn thuần kinh doanh mà là một hoạt động văn hóa có ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục tư tưởng cho nhân dân. Sau đó, quan điểm này được ghi nhận trong Luật xuất bản 1993; và hiện nay là Luật xuất bản 2004.

Để quán triệt quan điểm này, trong tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải coi xuất bản là một bộ phận của văn hóa, xuất bản chịu sự chi phối của các quy luật phát triển văn hóa. lao động xuất bản là lao động chất xám, công cụ lao động của họ là tư duy, đối tượng lao động của họ cũng là tư duy, sản phẩm lao động của họ tạo ra là kết quả của quá trình tư duy. Đó là bản thảo những tác phẩm đạt yêu cầu về giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật. Mục đích của xuất bản hướng tới việc cảm hóa con người, cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người. Khi các sản phẩm của trí tuệ đã "thấm" vào con người đến một ngưỡng nhất định nó sẽ chuyển hóa thành lực lượng vật chất. Khi đó, nói như Lênin nói chính lực lượng vật chất sẽ đánh đổ lực lượng vật chất. Đúng như Ph.Ăngghen đã viết trong tác phẩm biện chứng của tự nhiên: "Văn hóa, khi đã trở thành một lực lượng của xã hội thì có một sức mạnh ghê gớm có thể làm đảo lộn cả mộ xã hội, đánh đổ cả một chế độ như cách mạng dân chủ tư sản Pháp".

Quán triệt rõ quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài, khi cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng, những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch đã và đang diễn ra gay gắt, phức tạp.

Như vậy, xuất bản là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Mọi hoạt động quản lý xuất bản phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật xuất bản và đặt dưới sự thống nhất quản lý của Chính phủ. Sự thống nhất trong QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải thể hiện trên cả ba mặt:

xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật xuất bản. Đây là quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản.

Thứ hai, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải dựa trên cơ sở quan điểm: sản phẩm của xuất bản là những hàng hóa đặc biệt.

Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩm cũng như các sản phẩm khác là kết quả của lao động sống và lao động quá khứ được vật hóa. Vì vậy, xuất bản phẩm cũng có giá trị sử dụng, giá trị trao đổi giống như các sản phẩm vật chất khác. Khi đưa vào lưu thông, nó trở thành hàng hóa. Nhưng xuất bản nói chung và sách nói riêng là một loại hàng hóa đặc biệt, nó còn có giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa... Người tiêu dùng sách sẽ hài lòng khi được tiếp thu các giá trị của nó. Từ đó, sẽ giúp người tiêu dùng có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống, đưa họ tới những hoạt động không phải chỉ ở dạng tinh thần mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới. Như vậy, chính các xuất bản phẩm đã tạo nên bề rộng và chiều sâu kiến thức cho người tiêu dùng.

Xuất bản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt. Một mặt, Nhà nước có các quy định pháp lý và sự quản lý đối với nó trên nhiều khía canh. Chẳng hạn, nhà nước có các quy định riêng trong kế hoạch xuất bản, đọc lưu chiểu và kiểm tra lưu chiểu; các chính sách xuất bản... Mặt khác, đã là hàng hóa thì dù có đặc biệt đến thế nào đi nữa thì xuất bản phẩm vẫn phải được tham gia vào thị trường, chịu sự tác động của các quy luật thị trường, Nhà nước phải có những quy định pháp lý phù hợp với các quy luật vận động của thị trường xuất bản phẩm.

Thứ ba, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải kiên quyết lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản theo pháp luật.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn có một số hạn chế, yếu kém nhất định: tình trạng sách lậu, sách có nội dung xấu; giá sách quá cao vẫn còn phổ biến, việc sửa đổi, bổ sung, lên kế hoạch "ảo" vẫn còn nhiều, đọc và kiểm tra lưu chiểu còn rất yếu, hầu hết các sách vi phạm, sách có

nội dung xấu đều do bạn đọc phát hiện. Một bộ phận cán bộ, đảng viên vì lợi ích kinh tế đã không làm tốt công tác quản lý hoạt động xuất bản. Vì vậy, chúng ta cần phải lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản. Việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản phải dựa trên cơ sở pháp luật, coi pháp luật là tiêu chuẩn, công cụ quan trọng nhất. Theo quand diểm đó, trước hết chúng ta phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật xuất bản, đứng đầu là Luật xuất bản hết sức hoàn thiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, đường lối phát triển của đất nước. Chúng ta phải xây dựng cơ quan QLNN về xuất bản đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm khả năng quản lý hoạt động xuất bản có hiệu lực, hiệu quả. Cán bộ QLNN về xuất bản phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hệ thống QLNN về xuất bản phải bảo đảm sự quản lý thống nhất từ Trung ương tới địa phương, có chế tài nghiêm khắc trong xử lý vi phạm pháp luật xuất bản. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản.

Thứ tư, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản đồng thời chú trọng phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác.

Trong QLNN về xuất bản nói riêng, trong QLNN nói chung, pháp luật giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, QLNN đối với xuất bản còn sử dụng nhiều công cụ khác, như: kế hoạch, trang thiết bị, máy móc, công nghệ... Nếu không có các công cụ đó, hoặc các công cụ đó kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động QLNN. Có thể nói, các công cụ đó tạo ra các điều kiện thuận lợi cho QLNN bằng pháp luật về xuất bản được thực hiện và thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Pháp luật, dù có hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế được các công cụ đó. Với vai trò quan trọng như vậy, tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải đồng thời chú ý đúng mức đến việc phát huy vai trò của các công cụ quản lý khác. Phát huy vai trò của các công cụ quản lý phải được chú ý toàn diện, đồng thời có sự tập trung vào những công cụ cơ bản đáp ứng những đòi hỏi mà thực trạng QLNN về xuất bản hiện nay đặt ra.

Chúng ta phải luôn luôn lưu ý rằng: nếu chúng ta tuyệt đối hóa vait rò của pháp luật, mà bỏ quên vai trò của các công cụ quản lý khác thì QLNN bằng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)