Về hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 45 - 46)

Thứ nhất, nhìn chung Luật xuất bản đã ra đời kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thi hành một số vấn đề có tính quan trọng của nó lại chậm được ban hành, chậm sửa đổi. Nghị định 79/CP phải mất 4 tháng, Thông tư 38/VHTT là 10 tháng sau khi công bố Luật xuất bản mới được ban hành. Tính hiệu lực của các văn bản hướng dẫn luật thấp. Nghị định 79/CP phải sửa chữa lại theo yêu cầu của ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, vì đã hướng dẫn, giải thích sai và xa rời Luật xuất bản, trong các vấn đề: kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản; thẩm định nội dung đối với các tác phẩm trước cách mạng tháng Tám, trong vùng bị tạm chiếm cũ và sách dịch của nước ngoài.

Thứ hai, một số điều của Luật xuất bản 1993 mới dừng lại ở việc định tính, chưa lượng hóa và cụ thể hóa. Trong khi đó, các văn bản dưới luật lại không giải thích, hướng dẫn, quy định gì thêm. Vì vậy, khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi của vấn đề đặt ra rất bị hạn chế. Tình trạng tùy tiện, kể cả khả năng lợi dụng trong quá trình thi hành của các chủ thể từ tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, đến các công chức quản lý điều hành nhà nước, công chức hoạt động tư pháp rất dễ xảy ra. Ví dụ: Điều 22 ghi nội dung cấm; điều 1 ghi tính chất của hoạt động xuất bản. Một số điều khoản được quy định rõ ràng, nhưng khả năng thực thi rất thấp. Ngay việc dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành đã lúng túng, khó xử lý, việc áp dụng, thực hiện càng khó hơn. Đó là quy định việc thẩm định đối với các tác phẩm trước cách mạng

tháng Tám, trong vùng bị tạm chiếm cũ và sách dịch của nước ngoài tại Điều 17 - Luật xuất bản 1993, Điều 6 - Nghị định 79/CP.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)