Về tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu, ban hành pháp luật xuất bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 32 - 38)

bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua

2.2.1. Về tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu, ban hành pháp luật xuất bản xuất bản

Cùng với hoạt động xây dựng pháp luật nói chung đang "rất sôi động và có tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử hoạt động xây dựng pháp luật của nước nhà" [42, tr.17], từ năm 1993 đến nay hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những cố gắng, nỗ lực rất lớn, đưa đến những kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định về văn hóa, chính trị, xã hội. Điều đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động xây dựng pháp luật so với thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường đã thả nổi hoạt động xuất bản.

Để tăng cường QLNN, phát huy vai trò của hoạt động xuất bản trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1993, Quốc hội khóa IX đã ban hành Luật xuất bản đầu tiên của nước ta. Theo Luật xuất bản 1993: Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, hoạt động xuất bản nhằm mục đích phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, giới thiệu những di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời, hoạt động xuất bản phải đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại đạo đức, nhân cách và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình đổi mới hiện nay, Luật xuất bản 1993 và các văn bản cụ thể hóa của nó đã trở nên bất cập, hạn chế. Do đó, Luật xuất bản 1993 đã bị thay đổi.

Luật xuất bản thứ 2 của Việt Nam được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 03-12-2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2005 Luật xuất bản 2004 vẫn tiếp tục nhấn mạnh vị trí của hoạt động xuất bản là "thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng" như quy định tại Điều 1 - Luật xuất bản 1993 và tiếp tục thể hiện đường lối đổi mới, với trọng tâm đổi mới là tăng thêm quyền cho nhà xuất bản, tạo điều kiện để nhà xuất bản chủ động hơn trong công việc của mình. Cụ thể là

bổ sung một số quyền cho giám đốc nhà xuất bản; cho phép nhà xuất bản liên kết với tư nhân trong cả ba lĩnh vực: tổ chức bản thảo; in và phát hành xuất bản phẩm... với những đổi mới đó, Luật xuất bản 2004 là một hệ thống khá đầy đủ các quy định để điều chỉnh các quan hệ xuất bản, tạo điều kiện cho các chủ thể xuất bản yên tâm và năng động hơn trong việc của mình, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu "phấn đấu đưa sách đến mọi miền đất nước, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, góp phần khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở các vùng miền; mở rộng thị trường ra ngoài nước, nhất là các thị trường truyền thống. Xây dựng thị trường sách lành mạnh, phong phú, đa dạng về thể loại, có nội dung tư tưởng tốt, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân và giới thiệu nền văn hóa Việt Nam với các nước".

Những nỗ lực lớn trong tổ chức hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thể hiện rõ từ sau khi có Luật xuất bản 1993 ra đời. Hơn 10 năm qua có gần 40 văn bản quy định pháp luật về xuất bản được ban hành ở cấp Trung ương. Đó là những con số chứng tỏ sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

Với tổng số những văn bản kể trên, pháp luật xuất bản đã đạt được những thành tựu rất cơ bản:

Thứ nhất, pháp luật xuất bản đã xóa bỏ được sự lúng túng, bỡ ngỡ, buông lỏng quản lý của Nhà nước trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta xóa bỏ bao cấp, nhưng lại không kịp thời ban hành các chính sách kinh tế phù hợp đã đẩy các nhà xuất bản vào tình thế bị động, tự xoay xở, xa rời chức năng, nhiệm vụ. Trước tình hình thiếu sự quản lý của Nhà nước, các tư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành đã cho ra đời nhiều loại "sách đen", sách "đầu nậu", làm phá vỡ cơ cấu đề tài xuất bản. Thực trạng này bị các nhà quản lý phê phán gay gắt và nhận thấy rằng cần thiết phải có một hệ thống các chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Kể từ khi Luật xuất bản 1993 ra đời đến nay, hoạt động xuất bản đã có hành lang pháp lý rất thuận lợi, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đạt được những tiến bộ rất đáng khích lệ,

không còn sự lúng túng, bỡ ngỡ, hoạt động QLNN được tiến hành thường xuyên hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, hệ thống pháp luật xuất bản đã ghi nhận và cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng trong hoạt động xuất bản, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản thực hiện các vai trò của nó. Theo quan điểm của Đảng ta: Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động xuất bản trong cả nước. Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm của mình và được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, đồng thời họ có quyền hưởng thụ những giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ của dân tộc và thế giới. Đó là những chủ trương rất tiến bộ của Đảng ta trong sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung, xuất bản nói riêng.

Trước tình hình đổi mới, hệ thống pháp luật xuất bản hiện hành đã ghi nhận những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong QLNN về xuất bản.

Tại Điều 6 - Luật xuất bản 2004 quy định:

+ Nhà nước ưu đãi về thuế và cho vay vốn để tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện.

+ Đặt hàng, trợ cước vận chuyển đối với những xuất bản phẩm cần phổ biến rộng rãi nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu và xuất bản phẩm phục vụ thông tin đối ngoại.

+ Mua bản thảo những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp; hỗ trợ mua bản quyền đối với những tác phẩm có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản quy định trong Luật xuất bản 2004 đã thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo và định hướng phát triển ngành xuất bản được đề cập trong Chri thị số 42-CT/TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản", cụ thể là: "hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng,

đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc".

Thứ ba, pháp luật xuất bản đã tăng thêm quyền cho nhà xuất bản, tạo điều kiện để nhà xuất bản chủ động hơn trong việc thực hiện công việc của mình. Cụ thể như sau:

* Đối với việc đăng ký kế hoạch xuất bản:

Theo quy định tại Điều 33 - Luật xuất bản 1993 thì Bộ Văn hóa - Thông tin có nhiệm vụ quản lý việc thực hiện kế hoạch xuất bản, cấp, thu hồi giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản. Tức là tất cả kế hoạch xuất bản của các nhà xuất bản đều phải đăng ký với Bộ Văn hóa - Thông tin và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản. Theo quy định này thì cơ quan QLNN về xuất bản sẽ chịu trách nhiệm thay cho nhà xuất bản về nội dung của xuất bản phẩm, nhà xuất bản sẽ ỷ lại, có thể sẽ đổ lỗi cho cơ quan QLNN về hoạt động xuất bản. Ngoài ra, quy định này cũng làm hạn chế tính tự chủ của xuất bản vì các nhà xuất bản phải chờ được cơ quan QLNN về xuất bản chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản mới được xuất bản. Trong khi đó, bí mật về đề tài, tên sách là một yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh của nhà xuất bản. Hơn nữa, qua hơn 10 năm thực hiện Luật xuất bản 1993 có một thực tế cho thấy: các bản đăng ký kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản có tính khả thi thấp. Hiện tượng đăng ký "xếp chỗ" quá nhiều đề tài diễn ra khá phổ biến. Thực tế này đã dẫn đến cơ quan QLNN rơi vào tình trạng quá tải khi xem xét, chấp nhận kế hoạch xuất bản, gây lãng phí thời gian, công sức.

Để hạn chế tình trạng kế hoạch "ảo", đồng thời để phù hợp với chính sách nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, tạo sự thông thoáng và đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà xuất bản, đảm bảo cho cơ quan QLNN về xuất bản không bị rơi vào tình trạng quá tải, Luật xuất bản 2004 bỏ hoàn toàn việc chấp nhận đăng

ký kế kế hoạch xuất bản và chỉ quy định hằng năm nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hóa - Thông tin trước khi xuất bản.

*Đối với việc liên kết trong lĩnh vực xuất bản:

Theo quy định tại Điều 19 - Luật xuất bản 1993: tư nhân chỉ được phép liên kết trong lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm, nhưng trên thực tế tư nhân đã tham gia trực tiếp vào cả 3 khâu là xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; tỷ lệ nhà xuất bản liên kết với tư nhân khá cao. Theo kết quả điều tra năm 2003, có tới 26/47 nhà xuất bản có số sách liên kết chiếm trên 50%, trong đó có đến 9 nhà xuất bản có số sách liên kết chiếm trên 80%. Một số tư nhân không chỉ có khả năng huy động vốn mà còn có đội ngũ biên tập có trình độ, được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại và đã xây dựng được nhiều tác phẩm có giá trị. Để điều chỉnh thực trạng nêu trên, đồng thời tạo điều kiện cho nhà xuất bản chủ động hơn trong công việc, Điều 20 - Luật xuất bản 2004 đã quy định: "Nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm".

Song song với quy định mang tính chất "mở" trên, Luật xuất bản 2004 có quy định giám đốc nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo trước khi đưa in, ký duyệt xuất bản phẩm liên kết trước khi phát hành, đồng thời bổ sung trách nhiệm của nhà xuất bản, của cá nhân, tổ chức tham gia liên kết, thông qua việc đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm trước khi liên kết. Quy định này nhằm hạn chế những tiêu cực trong lĩnh vực liên kết như: tạo ra những xuất bản phẩm có chứa đựng nội dung xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.

* Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản. Đối chiếu với quy định tại Điều 11 Luật xuất bản 1993, thì Luật xuất bản 2004 có bổ sung một số quyền cho giám đốc nhà xuất bản: bổ sung quyền được xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản; xây dựng và tổ chức kế hoạch xuất bản; ký quyết định xuất bản đối với từng bản thảo trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã đăng ký; ký duyệt xuất bản phẩm trước khi phát hành; quản lý

tài sản, cơ sở vật chất của nhà xuất bản. Ngoài ra, Luật xuất bản 2004 còn giao thêm cho giám đốc nhà xuất bản có quyền định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, kể cả xuất bản phẩm liên kết. Quy định này là hết sức cần thiết, vì trên thực tế giám đốc nhà xuất bản là người có điều kiện để xác định đúng giá trị của từng xuất bản phẩm sẽ đưa ra thị trường và tính toán chi phí sản xuất, nhuận bút của tác giả, phí phát hành một cách chính xác và trực tiếp. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng thả nổi giá xuất bản phẩm hiện nay. Đồng thời, Luật xuất bản 2004 còn bổ sung thêm trách nhiệm của giám đốc nhà xuất bản, như: chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản. Bên cạnh đó, Luật xuất bản 2004 còn bổ sung quyền cho tổng biên tập nhà xuất bản: giúp giám đốc xây dựng kế hoạch xuất bản, tổ chức bản thảo; đọc duyệt bản thảo; đồng thời bổ sung thêm quy định: tổng biên tập nhà xuất bản chỉ liên đới chịu trách nhiệm về nội dung xuất bản phẩm, chứ không phải chịu trách nhiệm về cả nội dung và hình thức xuất bản phẩm như quy định của Luật xuất bản 1993.

Thứ tư, pháp luật xuất bản đã tạo lập một hành lang pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế.

Trong những năm gần đây, nhu cầu xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Để phù hợp với tiến trình hội nhập, hợp tác khu vực và quốc tế, đồng thời chuẩn bị điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Lần đầu tiên, Luật xuất bản 2004 có những quy định cho phép nhà xuất bản nước ngoài được mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để giới thiệu về nhà xuất bản, sản phẩm của nhà xuất bản, giao dịch về bản quyền và xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, Điều 41 Luật xuất bản 2004 có quy định nhằm giảm bớt những thủ tục hành chính khi các nhà xuất bản xuất khẩu các xuất bản phẩm ra nước ngoài.

Hiện nay, trong hoạt động xuất bản, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương, đa phương hóa với các Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức văn hóa, xuất

bản. Vì vậy, ngày... tháng... năm... chúng ta đã tham gia vào công ước Berne về quyền tác giả. Tham gia vào công ước này, Việt Nam đã:

- Bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần của tác giả Việt Nam có tác phẩm sử dụng ở các quốc gia thành viên tham gia công ước.

- Tham gia bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên tham gia công ước về việc xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật của nhau.

- Mở rộng giao lưu, hòa nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)