Về tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 38 - 42)

xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Sau khi Luật xuất bản được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Bộ Văn hóa -Thông tin đã chỉ đạo các cơ quan báo chí đăng toàn văn Luật xuất bản nhằm phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin đã xuất bản cuốn "Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn" với số lượng lớn để làm tài liệu cho các Hội nghị; mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý xuất bản của các bộ, ngành ở Trung ương và Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố, cán bộ lãnh đạo và biên tập viên của các nhà xuất bản, các cán bộ lãnh đạo các cơ sở in và phát hành trong cả nước để phổ biến, giới thiệu Luật xuất bản. Các cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản, các Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, mời báo cáo viên giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật xuất bản cho các cán bộ quản lý, biên tập viên, cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành, giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành nắm vững các quy định của Luật, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trong QLNN được tốt hơn.

Thứ nhất, về kế hoạch xuất bản.

Trong suốt thời kỳ bao cấp, công tác QLNN về kế hoạch xuất bản được quản lý rất chặt chẽ, mỗi tít sách, văn hóa phẩm đều phải có ý kiến của Vụ xuất bản - Ban tư tưởng văn hóa Trung ương và sự xét duyệt của Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin mới được xuất bản.

Từ tháng 3-1992 đã tiến thêm một bước theo cơ chế "cứng" nhằm quản lý chặt chẽ việc đưa in. Đó là việc cấp giấy chấp nhận từng đề tài xuất bản. Trong suốt thời gian 1 năm, Cục xuất bản phải cấp khoảng 1 vạn giấy chấp nhận, nhưng thực tế chỉ xuất bản được trên 50%.

Sau khi có Luật xuất bản 1993, thực hiện theo cơ chế mới, Điều 33 - Luật xuất bản 1993 xác định rõ thẩm quyền quản lý của Cục xuất bản - Bộ Văn hóa - Thông tin là "chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản" thay cho quy định "xét duyệt" trước đây. Như vậy, quyền chủ động trong kế hoạch thuộc nhà xuất bản với chế độ xét duyệt của cơ quan chủ quản. Cơ quan QLNN chỉ làm nhiệm vụ chấp nhận, nếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực hiện cân đối, phối hợp đề tài giữa các nhà xuất bản. Hoạt động xuất bản sau những năm tháng khó khăn đã gượng lại, khởi sắc từ năm 1994 và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Nhịp độ phát triển chung của toàn ngành liên tục tăng. Nếu năm 1993 toàn quốc chỉ xuất bản được gần 5000 tên sách với 120 triệu bản, thì năm 2002, con số xuất bản là hơn 16.000 tên sách với 223 triệu bản và năm 2003 co hơn 18.000 tên sách với hơn 243 triệu bản. Chúng ta phấn đấu năm 2005 bình quân hưởng thụ về sách tính theo đầu người dân là 4 bản, như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.

Nhiều bộ sách có giá trị cao, các công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học công nghệ, quản lý kinh tế, các công trình tổng kết giai đoạn cách mạng, tổng kết thế kỷ XX và dự báo thế kỷ XXI... đã được xuất bản, được dư luận bạn đọc đánh giá cao. Ví dụ: Toàn tập văn kiện Đảng; Hồ Chí Minh toàn tập; Tổng hợp văn học Việt Nam; Từ điển Bách khoa Việt Nam; hàng loạt các tuyển tập và toàn tập các nhà văn, các tác giả nổi tiếng của Việt Nam... Có thể nói, từ khi Luật xuất bản 1993 đi vào thực thi, cơ cấu đề tài tên sách được điều chỉnh tương đối hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới hiện nay, Điều 18 Luật xuất bản 2004 đã bỏ hoàn toàn việc chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản và chỉ quy định hàng năm nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hóa - Thông

tin trước khi xuất bản. Chúng ta hy vọng rằng với những quy định thông thoáng, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà xuất bản, phù hợp với chính sách nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nhịp độ phát triển chung của toàn ngành sẽ tăng, nhiều bộ sách, công trình nghiên cứu có giá trị sẽ được xuất bản, bình quân hưởng thụ về sách tính theo đầu người sẽ phát triển, đáp ứng được tốt nhu cầu bạn đọc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Thứ hai, về lưu chiểu và kiểm tra lưu chiểu xuất bản phẩm.

Lưu chiểu là quy định bắt buộc đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm. Chế độ nộp lưu chiểu được các nhà xuất bản thực hiện tương đối đầy đủ, đúng thời gian quy định, đủ về số lượng. Việc nhận và kiểm tra lưu chiểu là nội dung quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý xuất bản. Công việc nhận lưu chiểu xuất bản phẩm của Cục xuất bản được tiến hành thường xuyên, nề nếp và có trách nhiệm, hầu hết các sách xuất bản đều được nộp lưu chiểu tại Cục xuất bản. Trong quá trình quản lý, nhiều cuốn sách đã được đọc kiểm tra nội dung theo 4 điều cấm ghi tại Điều 22 - Luật xuất bản 1993. Một số cuốn sách có nội dung vi phạm đã được phát hiện, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định xử lý như: Chúa trời ngủ gật; Chân dung nhà văn; Nổi loạn; Kinh Anan hỏi phật sự sự phật cát hung; Ly thân; Chuyện kể năm 2000; Chuyến xe ma quái;... Thông qua việc đọc của chuyên viên Cục xuất bản và sự phát hiện của bạn đọc.

Theo quan điểm xây dựng Luật xuất bản 2004: phát huy được tính chủ động, sáng tạo, đồng thời phòng ngừa, hạn chế những vi phạm do các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản gây ra, Luật xuất bản 2004 cần có những quy định nhằm đảm bảo cho các cơ quan QLNN giảm bớt được những công việc vụn vặt, không cần thiết, có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc thanh tra, xử lý những xuất bản phẩm có nội dung vi phạm pháp luật thông qua dư luận của độc giả hoặc kiểm tra lưu chiểu. Chính vì vậy, Luật xuất bản 2004 đã sửa đổi, bổ sung quy định về nộp xuất bản phẩm lưu chiểu (Điều 27), đồng thời bổ sung một điều quy định về đọc xuất bản phẩm lưu chiểu (Điều 28): Chủ thể có trách nhiệm

đọc xuất bản phẩm lưu chiểu, các biện pháp xử lý nếu phát hiện xuất bản phẩm vi phạm và chế độ thù lao cho người đọc xuất bản phẩm lưu chiểu.

Với những quy định cụ thể, những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá nội dung vi phạm pháp luật cụ thể của Luật xuất bản 2004 sẽ là cơ sở để việc đọc kiểm tra lưu chiểu được thực hiện.

Thứ ba, về tổ chức:

Giai đoạn 1986-1994 là giai đoạn có biến động nhiều về tổ chức lực lượng xuất bản. Các nhà xuất bản được thành lập nhiều, nhưng bị đóng cửa cũng nhiều. Năm 1991-1992 có tới 10 nhà xuất bản địa phương tự đóng cửa hoặc có sai phạm buộc Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định ngừng hoạt động. Năm 1995, thành lập thêm 3 nhà xuất bản: Tài chính, Bản đồ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếp theo các năm 1997-1998-1999 và năm 2001 thành lập thêm các nhà xuất bản: Từ điển bách khoa, Lao động và xã hội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tôn giáo, Thông tấn xã Việt Nam. Sau đó, thành lập thêm 3 nhà xuất bản. Như vậy, đến nay trong cả nước có 47 nhà xuất bản. Hiện nay, 47 nhà xuất bản đã đăng ký hoạt động theo mô hình sau:

- Hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp kinh doanh: 19 nhà xuất bản. - Hoạt động sự nghiệp có thu: 26 nhà xuất bản.

- Hoạt động công ích: 2 nhà xuất bản.

Mô hình mẫu về cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản đã được áp dụng trong thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nhà xuất bản. Bộ phận phát hành xuất bản phẩm hạch toán kinh tế được tăng cường nhằm đạt mục đích và hiệu quả xuất bản trong thời kỳ đổi mới.

Ngoài hoạt động chuyên nghiệp, ngành xuất bản vẫn tồn tại lực lượng xuất bản nhất thời ở Trung ương và địa phương. Hàng năm lực lượng xuất bản nhất thời xuất bản hơn 1000 tên sách với hơn 20 - 30 triệu bản, góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của ngành trong việc nâng cao dân trí và đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống.

Thứ tư, về các chính sách xuất bản.

Hiện nay, ngành xuất bản chịu sự điều chỉnh của thuế giá trị gia tăng. Từ khi áp dụng luật thuế này các nhà xuất bản, in, phát hành đã hoạt động được tốt hơn. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hoạt động xuất bản, in, xuất khẩu, nhập khẩu và phát hành các loại xuất bản phẩm gồm:

- Sách, tài liệu, tranh, ảnh, lịch, bản đồ, át lát, bản nhạc, câu đối, cuốn thư và áp phích, catalo, tờ rơi, tờ gấp quảng cáo.

- Sách xuất bản trên các vật liệu khác hoặc băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình có nội dung kèm theo sách.

+ Các loại xuất bản phẩm khác:

Việc đánh thuế đối với các cơ quan báo chí, xuất bản là cần thiết, nhưng do tính chất và vai trò đặc thù, nên một số sách không phải chịu thuế giá trị gia tăng:

+ Sách tuyên truyền đường lối chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương, sách kinh điển của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

+ Sách giáo khoa, giáo trình.

+ Sách tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật. + Sách phục vụ đồng bảo thiểu số...

- Về chính sách nhuận bút: thực tế nhiều năm qua cho thấy các nhà xuất bản chủ yếu trả nhuận bút cho tác giả theo hình thức thỏa thuận. Từ ngày 11-6- 2002, Chính phủ ban hành Nghị đínhố 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút, theo Nghị định này thì nhuận bút cho các tác giả được tính trả theo tỷ lệ phần trăm quy định trong khung nhuận bút đối với từng loại xuất bản phẩm nhân với giá bán lẻ xuất bản phẩm và nhân với số lượng in xuất bản phẩm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)