Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản là một yêu cầu khách quan và cấp bách của nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 53 - 55)

một yêu cầu khách quan và cấp bách của nước ta hiện nay

Từ khi Luật xuất bản 1993 của nước ta đi vào thực thi trong cuộc sống đến nay, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản đã có những thay đổi rõ rệt, tạo điều kiện cho ngành xuất bản phát triển nhanh chóng với quy mô và vóc dáng mới. Tuy nhiên, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản cũng đã bộc lộ những mặt tiêu cực, hạn chế, yếu kém của nó.

Trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản đã thể hiện tập trung đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; ngành xuất bản thích ứng dần với cơ chế thị trường định hướng XHCN, giữ vững hệ thống tổ chức, phát triển lực lượng, nâng cao năng lực mọi mặt của toàn ngành, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao về xuất bản phẩm của toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế và phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, còn nhiều vấn đề bức xúc, vướng mắc.

Hệ thống pháp luật xuất bản còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn lẫn nhau, còn một số "lỗ hổng" chưa được điều chỉnh; hoặc một số quy định pháp luật còn chung chung, thiếu tính khả thi cần phải được bổ sung, sửa đổi.

Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản triển khai chậm, thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Tình trạng vi phạm pháp luật xuất bản

vẫn còn nhiều: cả từ phía cán bộ, cơ quan nhà nước, các nhà xuất bản, các cơ quan in và phát hành xuất bản phẩm.

Các chủ thể này nhận thức về pháp luật xuất bản chưa đầy đủ và sâu sắc. Một số cơ quan, tổ chức của Nhà nước và đoàn thể chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định về sách không nhằm mục đích kinh doanh và sách lưu hành nội bộ: Một số người có quan điểm, tư tưởng sai trái, đòi được phổ biến các tác phẩm trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật; hiện tượng in, nhân nối bản, ăn cắp bản quyền xảy ra khá phổ biến, trên thị trường vẫn bày bán nhiều sách không rõ nguồn gốc xuất xứ, sách có nội dung xấu là những bức xúc trong hoạt động QLNN về xuất bản trong thời gian qua.

Hoạt động bảo vệ pháp luật cũng chưa đảm bảo được vai trò của nó. Công tác thanh tra chưa kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, đưa ra các biện pháp xử lý và khắc phục hiệu quả, chưa đủ răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đặt ra; công tác xử lý vi phạm pháp luật xuất bản còn quá nương nhẹ.

Có thể nói, trong những năm vừa qua, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản chưa thể hiện rõ tính quyền lực đặc biệt trong QLNN, tổ chức, điều chỉnh chưa hiệu quả; tính khoa học, kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, chưa thực sự đảm bảo vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đất nước. Điều đó đòi hỏi QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải được tăng cường.

Mặt khác, chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, trong đó cốt lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật [21, tr.131-132].

Đồng chí Trần Đức Lương cũng khẳng định:

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa mọi sự tùy tiện; lạm quyền từ phía cơ quan nhà nước và cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của nhà nước. Đó là nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kể cả tổ chức Đảng đều phải hoạt động theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật [29, tr.7].

QLNN bằng pháp luật về xuất bản là một bộ phận của QLNN. Do đó, quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải được tăng cường.

Như vậy, những yếu kém, tồn tại của hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong những năm vừa qua, cũng như những yêu cầu của quá trình tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đã làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)