Tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật xuất bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 63 - 65)

Qua nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng pháp luật xuất bản, chúng ta thấy vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Sự đổi mới, hoàn thiện cần chú trọng vào những nội dung sau:

Thứ nhất, thực sự nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của hoạt động xây dựng pháp luật trong QLNN về xuất bản. Không chỉ đơn giản coi sự đổi mới, hoàn thiện đó chỉ là một chủ trương, biện pháp trong cải cách hành chính nhà nước nói chung, mà phải coi đó là một giải pháp hết sức cơ bản trong tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Từ nhận thức trên, cần có sự đầu tư thỏa đáng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ, đổi mới tổ chức và hoạt động xây dựng các văn bản pháp luật xuất bản.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế xây dựng các văn bản pháp luật xuất bản theo các quy định của Luật ban hành văn bản quy định pháp luật, trong đó tập trung vào một số hướng cơ bản:

+ Có sự phân công chặt chẽ giữa các cơ quan ban hành; cơ quan chủ trì soạn thảo; cơ quan, tổ chức tham gia soạn thảo, thẩm tra; cơ quan, tổ chức tham gia góp ý...

+ Coi trọng sự tham gia góp ý của các tầng lớp nhân dân với tinh thần người thực hiện pháp luật xuất bản phải là người xây dựng pháp luật xuất bản, họ phải được tham gia ngay từ đầu vào quá trình soạn thảo, thông qua các văn bản đó.

+ Bộ Văn hóa - Thông tin cần tổ chức mời các chuyên gia giỏi về xây dựng pháp luật đến giúp đỡ công việc xây dựng pháp luật.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng pháp luật xuất bản, các cơ quan có thẩm quyền phải coi trọng và tuân thủ các nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật một cách nghiêm túc, thường xuyên tổng kết thực tiễn để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật xuất bản bảo đảm giải quyết tốt tất cả những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực này.

Thứ tư, trên cơ sở Luật ban hành văn bản quy định pháp luật làm rõ phạm vi lập pháp của Quốc hội, phạm vi lập quy của Chính phủ, cán bộ ngành, các cấp chính quyền địa phương. Trong xây dựng pháp luật xuất bản phải theo hướng: tập trung quyền lập pháp vào Quốc hội, quyền lập quy vào Chính phủ, Luật xuất bản được ban hành phải bao hàm được những nội dung cụ thể trong hoạt động xuất bản, hạn chế tối đa những nội dung cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với những vấn đề cần văn bản hướng dẫn thi hành, phải được ban hành kịp thời, thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt nhu cầu QLNN về xuất bản.

Có thể nói, hoàn thiện cơ chế xây dựng các văn bản pháp luật xuất bản phải theo quan điểm như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng chuyên gia liên ngành và dành vait rò rất quan trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp" [21, tr.216].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)