bản ở Việt Nam hiện nay
Qua nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và các văn bản pháp luật xuất bản, chúng tôi thấy QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải đảm bảo quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm.
Quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm là quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận: QLNN bằng pháp luật về xuất bản bản tạo lập một hành lang, một môi trường an toàn, thuận lợi cho công dân, các tổ chức tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm, đồng thời, nhà nước bảo vệ môi trường tự do cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm. Tuy nhiên, QLNN bằng pháp luật về xuất bản phẩm đảm bảo sự tự do xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật, những hoạt động sáng tạo, công bố, phổ biến xuất bản phẩm trái với quy định của pháp luật đều phải có những biện pháp, chế tài xử lý thỏa đáng.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản khẳng định: "Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật. Văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội" [21, tr.115].
Khi thực hiện nguyên tắc này, các chủ thể của QLNN cần đề phòng hai khuynh hướng, tư tưởng lệch lạc sau:
- Coi pháp luật là mục đích thay vì nhu cầu xuất hiện và tồn tại của nó chỉ là phương tiện. Như vậy, khi pháp luật trong tay những người quản lý sẽ không kích thích, mở đường, tạo điều kiện và bảo vệ quyền tự do sáng tạo mà nó sẽ khống chế tự do sáng tạo.
- Đề cao đặc trưng của lao động sáng tạo, đặt hoạt động này ra ngoài pháp luật. Như vậy, sẽ không lường hết được tác hại của những sản phẩm tinh thần trong đời sống xã hội, do tự do sáng tạo ngoài khuôn khổ pháp luật mang lại.
Thứ hai, bảo đảm quyền tự do, bình đẳng trong hoạt động xuất bản. QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải đảm bảo cho các tổ chức và cá nhân có quyền bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tác phẩm của mình trước pháp luật.
QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở đây phải có các yêu cầu cơ bản sau:
- Các thủ thể xuất bản đều được pháp luật trao cho các quyền nhất định, trong đó có những quyền giống nhau và có những quyền khác nhau do tính chất, đặc điểm hoạt động của các chủ thể quy định. Vì vậy, mọi nhà xuất bản chỉ được phép xuất bản những xuất bản phẩm đã đăng ký và được cơ quan QLNN có thẩm quyền cho phép. Mọi cơ sở in, tổ chức phát hành chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký và được cơ quan QLNN có thẩm quyền cho phép.
- Quan niệm bảo thủ độc quyền trong xuất bản. Xu hướng này cho rằng trong hoạt động xuất bản không thể có nhiều thành phần kinh tế, mà duy nhất chỉ có cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội mới có quyền hoạt động xuất bản. Khắc phục được quan niệm này sẽ khắc phục được tình trạng kìm hãm sự phát triển, thủ tiêu yếu tố cạnh tranh tích cực của cơ chế thị trường.
Thứ ba, bảo đảm định hướng XHCN đối với xuất bản trong nền kinh tế thị trường.
Định hướng XHCN trong xuất bản là định hướng nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, khoa học và nghệ thuật của xuất bản phẩm, với chi phí thấp nhất, hiệu quả nhanh nhất để từng bước thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu với các
nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được định hướng này, các cơ quan QLNN phải:
- Kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch xuất bản với việc hoạch định chính sách và thể chế dẫn dắt, điều hành ngành xuất bản theo định hướng chính trị.
Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch xuất bản là kế hoạch từ thị trường, của thị trường. Nhưng kế hoạch xuất bản không thể là phép cộng của mọi nhu cầu và thị hiếu bạn đọc. Chỉ những nhu cầu phổ biến, lành mạnh và tiến bộ thể hiện xu hướng phát triển, phù hợp với định hướng XHCN mới nằm trong kế hoạch xuất bản. Các loại thị hiếu "rẻ tiền", trái với truyền thống văn hóa Việt Nam, không phù hợp với quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thì các cơ quan QLNN có thẩm quyền phải loại bỏ trong kế hoạch xuất bản. - Khai thác triệt để những mặt tích cực của kinh tế thị trường nhằm phát triển xuất bản. Điều tiết, ngăn ngừa để hạn chế tối đa mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào xuất bản. Như vậy mới có thể giữ vững được định hướng xuất bản.
Thực hiện nguyên tắc này, các cơ quan QLNN cần đề phòng hai khuynh hướng:
- Chủ quan, duy ý chí khi xác định mục tiêu, định hướng xuất bản. Khuynh hướng này xuất phát từ sự non kém về tri thức, cộng với năng lực tự tin thái quá.
- Tự phát, vô chính phủ trong hoạt động xuất bản, đưa hoạt động xuất bản chạy theo lợi ích trước mắt bất chấp những hậu quả không có lợi xảy ra.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản trong QLNN bằng pháp luật về xuất bản chúng ta cần quan tâm. Ngoài ra, để quản lý đạt hiệu quả cao, các cơ quan QLNN trong lĩnh vực xuất bản còn phải tuân thủ các nguyên tắc của QLNN nói chung như: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân tham gia quản lý, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ... Đó là những nguyên tắc cơ bản của QLNN nói chung.
Tóm lại, trong chương 1, chúng ta đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Chương 2
Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay