Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 1 Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 50 - 51)

2.4.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, pháp luật là sự phản ánh quan hệ xã hội thông qua lăng kính chủ quan của các nhà làm luật. Do đó, pháp luật xuất bản bao giờ cũng lạc hậu hơn các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xuất bản. Đây là nguyên nhân sâu xa của sự không phù hợp giữa pháp luật xuất bản và quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua thay đổi nhanh chóng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần gấp rút giải quyết, trong khi đó "chúng ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm" [3, tr.59].

Thứ hai, việc nghiên cứu, trình và thông qua dự án luật về các lĩnh vực văn hóa, sản phẩm văn hóa, tinh thần thường khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực và sản phẩm vật chất thuần túy.

Thứ ba, một số quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở mức định tính, chưa được lượng hóa và cụ thể hóa. Vì vậy, hoạt động thực hiện pháp luật gặp một số khó khăn. Ví dụ: tại Điều 22 - Luật xuất bản 1993 quy định về việc nghiêm cấm việc xuất bản phẩm có nội dung: Chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam; Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh, thù hận dân tộc, lối sống dâm ô, đồi trụy, tiết lộ bí mật Đảng; xuyên tạc lịch sử;... Những quy định này còn mang tính chung chung, những chuẩn mực, tiêu chí đánh giá nội dung vi phạm pháp luật không cụ thể. Vì vậy, tùy theo nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý mà có thái độ khác nhau đối với nội dung xuất bản phẩm; một số sách khi nội dung có vấn đề thường giải quyết kéo dài; không dứt khoát. Tại Điều 4 - Luật xuất bản 1993: chưa cụ thể hóa được phạm vi điều chỉnh của luật dẫn đến tranh chấp đối với sản phẩm nghe và nhìn. Các loại băng và đĩa âm thanh băng và đĩa hình hiện

nay có sự đan xen về sản phẩm giữa xuất bản với điện ảnh và truyền hình do tiến bộ của khoa học và công nghệ mang lại...

Thứ tư, các văn bản pháp luật về xuất bản, Luật khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đầy đủ, đồng bộ nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật xuất bản chưa kịp thời, chưa nghiêm minh.

Thứ năm, trong cơ chế thị trường, các hoạt động xuất bản cũng chịu sự tác động và chi phối của thị trường, quy luật cung cầu, quy luật giá cả... Một số không ít các chủ thể đã không nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, đã "thương mại hóa" các hoạt động xuất bản, chạy theo thị hiếu, kinh doanh xuất bản phẩm bất chính và tệ hại hơn đã kiếm tiền bằng cách làm băng hoại tâm hồn, đạo đức thế hệt rẻ. Đáng trách là có một số cán bộ và cơ quan QLNN cũng chỉ vì tham lợi nhuận đã đứng ra tổ chức và bao che cho những việc làm sai trái.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)