Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật xuất bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 59 - 63)

Thứ nhất, về quyền xuất bản của các tác giả có tác phẩm.

Từ năm 1957, tại Điều 14 - sắc luật 003/SLt đã ghi nhận quyền "tự xuất bản lấy tác phẩm của mình" [38, tr.5]. Có thể nói, đây là một ý tưởng nhân văn sâu sắc về quyền tự do xuất bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong Luật xuất bản 1993 và hiện nay là Luật xuất bản 2004 vẫn chưa kế thừa được quan điểm tiến bộ này. Tại Điều 5 - Luật xuất bản 2004 quy định tác giả có quyền phổ biến tác phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản. Điều đó có nghĩa tác giả không được phép đứng ra xuất bản tác phẩm của mình.

Để kế thừa những ý tưởng nhânv ăn của Sắc luật 003/SLt, đồng thời dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới, Nhà nước nên có chế độ riêng đối với những

trường hợp tác giả muốnt tự xuất bản tác phẩm của mình. Thực hiện vấn đề này, chúng ta sẽ đạt được những kết quả sau:

- Khuyến khích những công dân bằng lao động của mình đã sáng tạo ra các phẩm chất văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị. Đảm bảo được các quyền lợi vật chất và tinh thần của tác giả phát sinh từ việc công bố và phổ biến các tác phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm.

- Lao động sáng tạo của các tác giả sẽ được bù đắp thỏa đáng, khắc phục được tình trạng phổ biến hiện nay là các tác giả được trả nhuận bút quá ít ỏi so với lợi nhuận có được từ việc xuất bản các tác phẩm của họ.

- Trao quyền xuất bản cho các tác giả sẽ đề cao được trách nhiệm của người cầm bút trước công chúng, dân tộc và thời đại.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có quy định này, cũng cần có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng pháp luật để trao quyền xuất bản cho người khác, cũng như các cá nhân lợi dụng tác giả để nhận quyền xuất bản kiếm lời. Những tác giả nào thực sự muốn tự xuất bản lấy tác phẩm của mình thì các cơ quan QLNN có thẩm quyền mới xem xét cấp giấy phép xuất bản. Khi phát hiện tác giả trao quyền xuất bản cho người khác, cơ quan QLNN có thẩm quyền thu hồi giấy phép xuất bản và xử phạt tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Thứ hai, về chế độ kiểm tra lưu chiểu.

ở Việt Nam, hoạt động xuất bản không bị kiểm duyệt. Đó là quyền tự do ngôn luận của công dân được ghi nhận tại Điều 69 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa bằng chế độ "không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản" tạiĐiều 5 - Luật xuất bản 2004. Tuy nhiên, từ quy định này thì khâu hậu kiểm có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng. Vì vậy, Điều 28 - luật xuất bản 2004 quy định về việc kiểm tra lưu chiểu.

Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Văn hóa - Thông tin, ủy ban ndjc ấp tỉnh có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Luật xuất bản đã xác định rõ nội dung cơ bản của việc kiểm tra lưu chiểu là kiểm tra nội dung của xuất bản. Tuy nhiên, để hoàn thiện pháp luật và thực hiện được vai trò QLNN thì chỉ dừng lại ở kiểm tra nội dung xuất bản phẩm là chưa đủ, Luật xuất bản cần bổ sung thêm nhiệm vụ của việc kiểm tra lưu chiểu là kiểm tra cả về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật của xuất bản phẩm. Hoạt động này rất cần thiết nhằm không ngừng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, hạn chế tối đa những xuất bản phẩm tuy không vi phạm pháp luật, nhưng "rẻ tiền".

Thứ ba, về việc thành lập, ngừng hoạt động và đóng cửa nhà xuất bản. Dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới hiện nay, việc ra đời một chủ thể xuất bản mới, việc ngừng hoạt động, đóng cửa một chủ thể xuất bản là một hiện tượng xã hội bình thường. Điều đó diễn ra không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các cá nhân trong cơ quan QLNN có thẩm quyền, mà nó phụ thuộc vào điều kiện, tiêu chuẩn được hình thành từ các quy định của pháp luật xuất bản. Nếu một cơ quan nhà nước, một tổ chức chính trị - xã hội có đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản. Ngược lại, một nhà xuất bản đang hoạt động mà thiếu điều kiện sẽ phải ngừng hoạt động; nếu vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải đình chỉ hoạt động. Mục đích cuối cùng của việc lập, ngừng hoạt động và đóng cửa nhà xuất bản nhằm tạo ra cơ hội tăng trưởng nhanh, hình thành một số tập đoàn phát triển mạnh, có vị trí trong khu vực và quốc tế. Từ nhận thức trên, cần thiết phải đa dạng hóa các loại hình, quy mô tổ chức xuất bản. Để đạt được mục đích trên, pháp luật xuất bản phải được bổ sung hoàn thiện, tạo một hành lang pháp lý để hình thành các loại hình, quy mô tổ chức xuất bản theo hướng sau:

- Thành lập các nhà xuất bản chuyên sản xuất các chương trình đĩa âm thanh, đĩa hình, nhà xuất bản chuyên sản xuất các loại sách điện tử thuộc loại hình xuất bản phẩm ghi tại Điều 4 - Luật xuất bản.

- Về hình thức tổ chức nhà xuất bản có thể là Công ty đối với hoạt động xuất bản của các xuất bản phẩm bằng âm thanh, hình ảnh, sách điện tử. Cũng có

thể là nhà xuất bản có nhiều thành viên trực thuộc gồm xuất bản và các tạp chí chuyên ngành, cơ sở in, dịch vụ về vật tư, kỹ thuật xuất bản, in, phát hành.

Thứ tư, về chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản. Tại khoản 3 - Điều 6 Luật xuất bản 2004 quy định:

"Nhà nước mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế".

Tuy nhiên, điều luật này chưa thể hiện được tính minh bạch, rõ ràng. Cụ thể như sau:

Một là, tác phẩm có giá trị là tác phẩm đạt những tiêu chuẩn như thế nào? Có thể nó có giá trị với người này, nhưng lại không có giá trị đối với người khác.

Hai là, thời điểm xuất bản chưa thích hợp. Vậy thời điểm thích hợp là thời điểm nào, bao lâu sau khi mua bản thảo đó.

Ba là, đối tượng sử dụng hạn chế. Khái niệm đối tượng sử dụng hạn chế là bao nhiêu người, một người hay nhiều người, một nhóm người hay một tầng lớp người trong xã hội.

Có thể nói, ba nội dung đề cập trong chính sách mua bản thảo đều thiếu tính rõ ràng dễ có sự vận dụng khác nhau trong quá trình thực thi. Nên chăng quy định việc mở rộng chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản là mở rộng việc mua các loại bản thảo và có chính sách xây dựng một ngân hàng bản thảo ở các cơ quan quản lý và khi có điều kiện sẽ có xuất bản để có thể điều chỉnh định hướng về mặt chính trị tư tưởng của thị trường.

Thứ năm, về mối quan hệ giữa mục đích sản xuất kinh doanh và mục đích định hớng XHCN trong hoạt động xuất bản.

Luật xuất bản 2004 ra đời trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, luật phải điều chỉnh được sự cân bằng trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Tuy nhiên, ở Điều 3 quy định về vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản còn nặng về định hướng XHCN, mục đích lợi nhuận chưa được đề cập. Trong khi đó, hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường mà không có động lực là lợi nhuận, từ một số lĩnh vực

mang tính chính trị hay pháp luật có sự hỗ trợ của nhà nước, thì các nhà xuất bản không tồn tại được. Vì vậy, ở điều 3 cần phải có quy định thể hiện được mục đích sản xuất kinh doanh của hoạt động xuất bản trong nền kinh tế thị trường, nếu không sẽ không đúng với quan điểm của Đảng là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thứ sáu, về việc quy định các loại xuất bản phẩm.

Tại Điều 4 - Luật xuất bản 2004 quy định xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học nghệ thuật. Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, mở cửa hiện nay vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phải được chú ý đặc biệt, nhưng khi liệt kê các loại xuất bản phẩm lại không thấy có những xuất bản phẩm về an ninh quốc phòng. Vì vậy, điều 4 cần quy định bổ sung loại xuất bản phẩm này, nếu không Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; Nhà xuất bản Công an nhân dân sẽ nằm ngoài sự điều chỉnh của luật này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)