Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 51 - 53)

Thứ nhất, trong những năm qua, hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật xuất bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đạt được nhiều kết quả tốt. Nhưng so với đòi hỏi của thực tiễn, một số văn bản pháp luật xuất bản vẫn chưa được ban hành kịp thời dẫn đến hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ. Sự chậm ban hành văn bản pháp luật xuất bản không chỉ ở Quốc hội mà còn ở các cơ quan QLNN ban hành các văn bản dưới luật.

Thứ hai, mô hình xây dựng văn bản pháp luật chia thành nhiều "tầng" cùng với tình trạng ỷ lại cho cơ quan QLNN cấp dưới cũng đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật vừa không đáp ứng kịp thời cho hoạt động quản lý, vừa thiếu đồng bộ, có trường hợp mâu thuẫn lẫn nhau.

Thứ ba, ý chí của việc xây dựng pháp luật là tất yếu đối với mọi nhà nước, nhưng thực tiễn và xu thế phát triển cũng đòi hỏi các nhà làm luật, các đại biểu Quốc hội thông qua dự án phải cân nhắc, lựa chọn phù hợp để pháp luật đạt tính khả thi cao.

Thứ tư, trình độ, năng lực chuyên môn của cơ quan trình dự án (xây dựng văn bản), cũng như của cơ quan thẩm định và cơ quan ban hành văn bản còn hạn

chế, đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật còn thiếu, các điều kiện vật chất chưa đảm bảo; vẫn còn sự vi phạm các nguyên tắc và kỹ thuật trong xây dựng văn bản pháp luật.

Thứ năm, lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ QLNN còn mỏng so với nhu cầu thực tế. Ví dụ: Hiện nay, Phòng quản lý xuất bản - Cục xuất bản chưa đến 10 người làm nhiệm vụ kiểm tra nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu, trong khi năm 2003 xuất bản 18641 tên sách. Với số lượng người như vậy thì chỉ điểm tên sách cũng đã không đủ thời gian, chưa nói đến việc chính của phòng là kiểm tra nội dung xuất bản phẩm.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ còn chậm đổi mới. Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Tóm lại, nội dung chương 2 cho chúng ta thấy thực trạng QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trên cả 3 nội dung: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật xuất bản. Chỉ ra những thành tựu, cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong thời gian tới.

Chương 3

Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý

nhà nước bằng pháp luật về xuất bản của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)