Ban giám hiệu nhà trƣờng phải quán triệt sâu sắc chủ trƣơng giáo dục của Đảng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong nhà trƣờng để tạo sự đoàn kết, phối hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh, xác định rõ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trƣờng, trong tất cả các hoạt động chính khoá và ngoại khoá; đồng thời xây dựng mạng lƣới giáo dục học sinh từ nhà trƣờng đến gia đình và xã hội.
Hiệu trƣởng phải là ngƣời trực tiếp “lên kế hoạch – tổ chức chỉ đạo thực hiện - giám sát kiểm tra- xử lý kết quả “ công tác giáo dục học sinh nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83 chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Ngành về công tác giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó Hiệu trƣởng, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm) trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Qua giáo viên chủ nhiệm truyền đạt đến từng học sinh tất cả những quy định của nhà trƣờng về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Thiết lập các kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trƣờng.
Thƣờng xuyên trang bị và bồi dƣỡng những vấn đề cơ bản về quản lí cho cán bộ và giáo viên nhà trƣờng. Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lí luận quản lí về giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức hội thảo về giáo dục đạo đức thông qua các ý kiến tham luận của cán bộ và giáo viên toàn trƣờng. Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lí luận quản lí giáo dục trên cơ sở đó trang bị thêm những hiểu biết cho cán bộ giáo viên về nội dung, hình thức, các biện pháp và nguyên tắc giáo dục đạo đức học sinh; các biện pháp kết hợp giữa gia đình và xã hội để có những tác động cùng chiều đến học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức. Phân công rõ trách nhiệm của thày cô giáo, gia đình và từng bộ phận liên quan.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua nhƣ phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; gắn kết với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi thày, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,…
Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khoá, các phong trào thi đua, nhắc nhở cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh và phối hợp các lực lƣợng liên quan để giáo dục đạo đức học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 Tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kì để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về vai trò, vị trí của gia đình đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh, tuyên truyền về mục tiêu, nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức, những chủ trƣơng, kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trƣờng. Trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng, với xã hội để thƣờng xuyên làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh về công tác giáo dục đạo đức, việc phối hợp giữa nhà trƣờng gia đình và xã hội trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ cần thiết, nhƣng không chỉ dừng lại ở một lần đầu tiên trong năm học mà phải tiến hành theo định kì, không họp phụ huynh dƣới hình thức làm cho xong việc mà phải đƣợc quán triệt thƣờng xuyên trong nhiều hoạt động của nhà trƣờng, để mọi thành viên, mọi tổ chức thấm nhuần sâu sắc, biến thành hành động thiết thực trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.
Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về đƣờng lối, mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục và phƣơng pháp giáo dục con ngƣời.
Phát động trong giáo viên, học sinh viết bài nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, đồng thời phối hợp với đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã và của nhà trƣờng để tuyên truyền rộng rãi.