Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 75 - 79)

28 46.7 10 Tổng hợp các số liệu trong bảng thống kê ở trên, chúng tôi nhận thấy

2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan

1. Xét từ phía nhà trường

Nhà trƣờng giữ vai trò chính, vị trí trung tâm trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Tuy nhiên, hiện nay nhà trƣờng còn quá tập trung, chú trọng giáo dục văn hoá, chính vì vậy nội dung giáo dục đạo đức có lúc còn bị xem nhẹ. Hiện tƣợng nhà trƣờng thiếu kỉ cƣơng nề nếp, một số giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm; đặc biệt ứng xử sƣ phạm chƣa chuẩn mực, đối xử thiếu công bằng, thiếu khách quan với học sinh đã vô tình hoặc cố ý dẫn các em đến hành vi vô lễ với các thày cô giáo, chán nản học hành, trở thành học sinh yếu kém.

Sự chủ động phối hợp với gia đình, xã hội chƣa thƣờng xuyên nên việc giáo dục đạo đức còn kém hiệu quả.

2. Xét từ phía gia đình

Có thể khẳng định rằng, cơ bản những học sinh yếu kém về đạo đức thƣờng rơi vào những gia đình thiếu sự chăm lo đến con cái, phó mặc cho nhà trƣờng, hay một số gia đình còn tồn tại quan niệm “cha sinh con, trời sinh tính” mà không chú ý nhắc nhở, giáo dục hàng ngày. Có gia đình bố mẹ mải mê làm ăn kinh tế, công tác mà không có thời gian để mắt đến con cái nên việc học hành bị sao nhãng, dẫn đến chơi bời buông thả, hƣ hỏng. Ngƣợc lại có gia đình quá khắt khe với con cái theo khuôn phép phong kiến ngặt nghèo, gia trƣởng, áp đặt theo mệnh lệnh của cha mẹ, cũng dẫn đến quan niệm sai lệch về giáo dục đạo đức, lối sống hoặc học sinh có những phản ứng tiêu cực khó lƣờng. Điều này có thể phá vỡ hệ thống những tri thức đạo đức, những chuẩn mực mà nhà trƣờng giáo dục.

3. Xét từ phía xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 từ internet đã làm suy giảm, sói mòn truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã hình thành ở các em, các em dễ dàng bị sa ngã hoặc vƣớng vào các cạm bẫy của các tện nạn xã hội nhƣ: cờ bạc, lô đề, chơi game, điện tử, nghiện hút,… mà sao nhãng bỏ bê việc học hành.

Một ảnh hƣởng không nhỏ từ phía xã hội, đó là sự điều hành quản lí xã hội bằng pháp luật chƣa nghiêm có thể tạo ra những bất bình đẳng, những vô lí trong đời sống xã hội làm cho học sinh mất miềm tin, dao động, mất phƣơng hƣớng rèn luyện phấn đấu. Chúng ta chƣa xây dựng đƣợc tiêu trí chính trị cho các cấp, các ngành có liên quan đến giáo dục, phải phấn đấu làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ theo chức năng, vị trí của tổ chức đó, để gắn trách nhiệm họ phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhà trƣờng và gia đình học sinh, để lôi kéo họ tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Có một nguyên nhân khác, chúng tôi nhận thấy ít đƣợc đề cập đến trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đó là điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức ít đƣợc quan tâm, do vậy nhà trƣờng thiếu các điều kiện tổ chức để tập hợp các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng tích cực tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh hay thiếu điều kiện kinh phí tổ chức hoạt động ngoài trời; hội thi bằng hình thức sân khấu hoá, các trang bị phục vụ công tác tuyên truyền.

Nhƣng cũng khẳng định rằng, những nguyên nhân khách quan tuy có gây khó khăn, cản trở sự phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, nhƣng không phải là những nguyên nhân chủ yếu, mà quan trọng ở yếu tố chủ quan, nhà trƣờng chƣa thực sự quan tâm, tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng nhằm tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, phát huy thế mạnh của mỗi lực lƣợng giáo dục tạo nên sức mạnh của toàn xã hội vào công tác giáo dục thế hệ trẻ. Đây chính là nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 nhân chính yếu cần khắc phục để tổ chức việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang ngày càng tốt đẹp và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong những năm qua, trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Kết quả giáo dục đạo đức đƣợc thể hiện: đa số học sinh có đạo đức tốt, sống đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, thực hiện nghiêm túc những quy định, nội quy, quy chế của nhà trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số học sinh sống buông thả, sa sút về mặt đạo đức, có những biểu hiện và những hành vi vi phạm đạo đức làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức nói riêng và chất lƣợng đào tạo nói chung của nhà trƣờng. Việc quan tâm giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh là rất cấp thiết.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang trong những năm qua đã đạt đƣợc một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đƣa hoạt động của nhà trƣờng đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên công tác quản lý của nhà trƣờng nói chung, quản lý giáo dục đạo đức học sinh nói riêng còn bộc lộ nhiều bất cập: Bộ máy tổ chức quản lí giáo dục đạo đức chƣa đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác; Năng lực của nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế; Việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chƣa thật tốt; Việc kiểm tra, đánh giá chƣa tiến hành thƣờng xuyên, quy định không chặt chẽ; Việc tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục thiếu chặt chẽ, không thƣờng xuyên; Chƣa phát huy đƣợc vai trò tự giáo dục của học sinh; Tổ chức công tác thi đua, khen thƣởng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Những hạn chế đó do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 những nguyên nhân mang cả tính chủ quan và khách quan.

Để khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức nói riêng và chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng nói chung đòi hỏi sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những ngƣời làm công tác giáo dục đạo đức mà cần có sự đổi mới căn bản về công tác tổ chức phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đó là những nội dung mà chúng tôi sẽ tập trung làm rõ trong chƣơng 3 của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 75 - 79)