KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 121 - 126)

3. Đối với xã hộ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trƣờng. Mục tiêu giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới cho học sinh trên cơ sở có nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vi đạo đức. Nội dung của giáo dục đạo đức là góp phần hƣớng tới sự phát triển con ngƣời, phát triển nhân cách của từng học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chất lƣợng của giáo dục đạo đức có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng phổ thông - nơi đào tạo nguồn nhân lực cơ bản cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.

Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cần đòi hỏi sự thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu kém của từng lực lƣợng giáo dục để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đó là nguyên tắc cơ bản trong giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Trong hoạt động giáo dục đạo đức, muốn đạt hiệu quả thì phải thƣờng xuyên đổi mới nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Phải tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất giữa các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng, gia đình và xã hội tạo thành mạng lƣới giáo dục đạo đức học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ có nhƣ vậy công tác giáo dục đạo đức học sinh mới đạt kết quả mong muốn đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 120 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang, chúng tôi nhận thấy rằng: kết quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng TTHPT Tân Yên 2 – Bắc giang nhìn chung đã có đƣợc những điều đáng ghi nhận, đó là: đa số học sinh có đạo đức tốt, có ý thức học tập và tu dƣỡng cao, có ý chí vƣơn lên, thực hiện tốt các quy định của trƣờng, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, biết đồng cảm thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số học sinh có những biểu hiện sai phạm về đạo đức và số lƣợng đó ngày càng có xu hƣớng gia tăng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Chúng tôi nhận thấy một vấn đề rất quan trọng còn hạn chế đó là sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội còn chƣa tốt, mới chỉ mang tính hình thức, nên hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. Do vậy, trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang rất quan tâm đến công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức nói riêng và chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng nói chung.

Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức của trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang phải có hệ thống biện pháp quản lý phù hợp, mang tính đồng bộ. Dựa trên cơ sở những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý: Đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính hệ thống và đảm bảo tính thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

Một là: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hai là: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 121

Ba là: Tăng cƣờng năng lực cộng tác của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Bốn là: Đa dạng hoá nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Năm là: Tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Sáu là: Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội

Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội tập trung khắc phục các tồn tại trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức những năm qua, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích quản lí với thực tế nhà trƣờng hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức của nhà trƣờng. Các biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, nhất là giáo viên và học sinh - hai nhân tố trung tâm của quá trình giáo dục. Giữa các biện pháp có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ.

Về tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho học sinh ở trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang, các chuyên gia đƣợc hỏi đều khẳng định: Một số biện pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và khả thi. Một số biện pháp trên nếu đƣợc thực hiện đồng bộ, có sự kết hợp hợp lý, khoa học sẽ phát huy tác dụng một các tối ƣu trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

2. Kiến nghị

Từ thực tế giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 122 ở trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang, đồng thời đƣợc nghiên cứu, bổ sung lý luận quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

* Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị Số: 71/2008/CT- BGDĐT Về tăng cƣờng phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, nhƣng còn thiếu các văn bản pháp qui về chỉ đạo công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh cho các tổ chức xã hội, do vậy Bộ Giáo dục cần tham mƣu với Chính phủ ban hành những văn bản pháp qui, những qui định cụ thể về giáo dục đạo đức cho học sinh cho các tổ chức xã hội.

Cần biên soạn và phát hành các tài liệu nhằm giúp các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức học sinh trong và ngoài nhà trƣờng nhằm giúp họ có những hiểu biết đúng đắn, có những nội dung thiết thực để giáo dục con em mình trong xã hội ngày nay.

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Cần chỉ đạo các trƣờng thực hiện tốt chỉ thị Số: 71/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cƣờng phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên.

Trong công tác chỉ đạo nhiệm vụ năm học nên có một nhiệm vụ riêng về công tác giáo dục học sinh ở mỗi bậc học mà nội dung giáo dục tập trung vào những vấn đề còn yếu đặc biệt là trong giáo dục đạo đức học sinh.

Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức học sinh và biện pháp giữ mối liên hệ giữa nhà trƣờng và gia đình trong giáo dục đạo đức học sinh.

Tham mƣu với UBND tỉnh có những văn bản chỉ đạo các lực lƣợng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 123 Triển khai kế hoạch thƣờng kì chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh cho các trƣờng THPT.

* Đối với cha mẹ học sinh

Cần trở thành gƣơng tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh học sinh; thƣờng xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm - nhà trƣờng để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội cha mẹ học sinh vững mạnh, có mối quan hệ thƣờng xuyên với nhà trƣờng; phát huy vai trò, chức năng Hội cha mẹ học sinh động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trƣờng, các chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc.

* Đối với tổ chức chính trị xã hội (Chính quyền địa phƣơng, tổ dân phố...): Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trƣờng giáo dục lành mạnh trong toàn xã hội.

Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phƣơng nơi trƣờng đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trƣờng trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phƣơng; tham mƣu đƣa công tác giáo dục đạo đức học sinh vào tiêu trí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; có đánh giá nhận xét của Chính quyền địa phƣơng về “sinh hoạt hè” của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trƣờng - Chính quyền địa phƣơng”… tạo đƣợc sự hỗ trợ tích cực các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng thành quá trình khép kín trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Cần tạo ra dƣ luận xã hội để lên án và ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 124

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)