Thực trạng về vai trò của giáo viên chủ nhiệm quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 55 - 57)

giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho học sinh

Trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh sắp xếp thứ tự theo chức năng, nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đứng ở vị trí đầu tiên. Giáo viên chủ nhiệm đƣợc Hiệu trƣởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, đƣợc hội đồng giáo dục nhà trƣờng nhất trí phân công phụ trách những lớp xác định. Nhƣng thực tế nhiều ngƣời đã coi nhẹ và lẫn lộn họ với các giáo viên bộ môn khác. Ví dụ: hàng năm không làm nhiệm vụ bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp, không công bố quyết định đó trƣớc toàn trƣờng, trƣớc hội phụ huynh của trƣờng, mà chỉ ghi ở thời khóa biểu nhƣ mọi giáo viên bình thƣờng khác có giờ dạy. Đáng lẽ phải làm đúng quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm tuỳ theo thành tích hoặc sai phạm mà họ mắc phải. Về mặt đánh giá xếp loại giáo viên, chủ yếu chỉ coi trọng chuyên môn mà chƣa coi trọng hiệu quả công tác quản lý lớp ở giáo viên chủ nhiệm, nhƣng khi học sinh có biểu hiện lệch lạc hoặc khi lớp có khuyết điểm thì quy trách nhiệm cho họ, khi lớp có thành tích thì lẫn lộn giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 thành tích đoàn thể với thành tích chính quyền, cụ thể là công của các cán bộ ngành dọc chứ chƣa hẳn là của tập thể lớp do giáo viên chủ nhiệm lãnh đạo. Tuy vậy cũng cần phải thấy trong thực tế có những giáo viên chủ nhiệm yếu, vai trò của mình mờ nhạt nên dấu ấn của công tác đoàn thể sâu đậm hơn, vai trò của chính quyền lấn át, từ đó càng tạo ra sự nhìn nhận thiên lệch. Có nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt là chủ nhiệm trẻ chƣa biết mình có một quyền hạn nên chƣa ai dám làm là đi dự giờ các giáo viên bộ môn trong lớp khi mình thấy cần. Giáo viên chủ nhiệm đƣợc xếp loại học sinh, đƣợc thi hành kỉ luật học sinh theo quy định, đƣợc hƣởng giờ công tác theo định mức quy định. Từ đó nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trƣờng có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể.

Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, các giáo viên khác thông thƣờng chỉ thực hiện qua bài giảng. Còn đối với giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc giáo dục đạo đức học sinh qua bài giảng còn phải giáo dục qua hoạt động thực tiễn của lớp. Muốn giáo dục học sinh hƣ, học sinh cá biệt, dìu dắt học sinh yếu kém cũng cần phải có giáo viên chủ nhiệm. Học sinh bỏ học thì chính giáo viên chủ nhiệm cũng phải đổ thời gian, công sức vận động, giúp đỡ các em trở lại trƣờng. Học sinh trong lớp không đoàn kết với nhau, giáo viên chủ nhiệm cũng phải tháo gỡ. Nhƣng trong thực tế hiện nay, một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm ít đọc sách báo, tìm hiểu và nắm bắt tình hình kinh tế chính trị của đất nƣớc còn chậm, không cập nhật, thiếu hiểu biết về thực tế, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý lớp. Không nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong việc sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của lớp do mình làm chủ nhiệm. Ví dụ việc giải quyết cho học sinh nghỉ học: Trong trƣờng hợp nào thì giáo viên chủ nhiệm có thể tự quyết định đƣợc, trong trƣờng hợp nào thì phải chuyển cho Ban giám hiệu giải quyết. Hay khi có học sinh vi phạm khuyết điểm, vi phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 nội qui của nhà trƣờng,... thì trình tự xử lí ra sao, trong quyền hạn của mình thì có thể ra quyết định kỉ luật ở mức nào, còn ở mức kỷ luật nào thì phải đề nghị với hội đồng kỉ luật nhà trƣờng.

Chuyện giáo viên đến từng nhà học sinh để tìm hiểu, động viên đã trở thành “chuyện hiếm”. Chỉ khi học sinh có khuyết điểm hoặc có sự thay đổi đột biến nào đó, giáo viên mới thông báo về gia đình và thƣờng là bằng điện thoại. Sự xa cách thày trò là một trong những nguyên nhân khiến các thầy cô rơi vào thế bị động, khiến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra trong khi hoàn toàn có thể ngăn chặn.

Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay rất yếu về vai trò công tác cố vấn cho lớp về rèn luyện nhân cách, các vấn đề xã hội. Phối hợp và hỗ trợ Đoàn thanh niên tổ chức phong trào, các hoạt động ngoại khoá… lớp mình phụ trách. Tƣ vấn về văn – thể - mỹ cho học sinh trong quá trình học tập và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)