Mối liên hệ giữa một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 110 - 111)

3. Đối với xã hộ

3.3.Mối liên hệ giữa một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và

đức cho học sinh THPT trong sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội

Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Mỗi biện pháp đều có những vị trí và vai trò nhất định trong quá trình quản lý giáo dục. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, Mỗi biện pháp đều có những ƣu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp quản lý phải đƣợc thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, ngƣời ta thƣờng phải vận dụng nhiều biện pháp phối hợp để giải quyết, phải tuỳ theo công việc, con ngƣời, hoàn cảnh, điều kiện… mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp bởi vì các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau.

Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngƣợc lại. Vì vậy cần đảm bảo đƣợc tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trên trong nhà trƣờng. Mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

Trong một số biện pháp trên thì biện pháp một: “Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh” có ý nghĩa tiên quyết bởi vì nhận thức bao giờ cũng đi trƣớc. Vì nhận thức quyết định ý thức, ý thức quyết định hành động, nên trên cơ sở các đối tƣợng có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng và hành động tự giác. Biện pháp hai: “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội” mang ý nghĩa then chốt bởi vì kế hoạch là cơ sở để xác định mục tiêu, xây dựng chƣơng trình hành động và bƣớc đi cụ thể nhằm đạt đƣợc mục tiêu của nhà trƣờng trong một thời gian nhất định. Biện pháp ba: “Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109

nhiệm lớp” cũng không thể xem nhẹ vì giáo viên chủ nhiệm là ngƣời đóng vai trò trực tiếp trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh là ngƣời thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với các lực lƣợng giáo dục. Các biện pháp khác cũng không kém phần quan trọng vì nó có tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý, nó tạo điều kiện để các nhà quản lí chỉ đạo, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp, thực hiện tốt mục tiêu quản lí của tổ chức.

Vì vậy, một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho học sinh Trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang đƣợc thực hiện đồng bộ sẽ góp phần vào công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt kết quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, của địa phƣơng và của ngành.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 110 - 111)