Khái quát về tình hình giáo dục của các trƣờng THPT huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 47 - 49)

2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục của các trƣờng THPT huyện Tân Yên Yên

Huyện Tân Yên có 25 trƣờng mầm non, 26 trƣờng tiểu học, 23 trƣờng THCS, 3 trƣờng THPT công lập, 1 trƣờng THPT dân Lập và 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và dạy nghề. Trong những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phƣơng luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hoá trƣờng lớp học và công tác xã hội hoá giáo dục có bƣớc phát triển khá. Ngành giáo dục và đào tạo Tân Yên đã có bƣớc chuyển mình đáng kể và không ngừng phấn đấu để phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. hệ thống giáo dục THPT từ chỗ chỉ có 2 trƣờng đến nay có 5 trƣờng với 6578 học sinh.

Nhận thức đƣợc trọng trách của ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phƣơng, trong những năm qua, ngành giáo dục Tân Yên không ngừng đổi mới, sự đổi mới trong cơ chế quản lí và công tác bồi dƣỡng đội ngũ luôn đƣợc ngành quan tâm lấy đó là động lực phát triển nhà trƣờng. Với tinh thần chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND về giáo dục đào tạo “thày cô tâm huyết, cha mẹ quan tâm, chính quyền vào cuộc” chất lƣợng giáo dục trên địa bàn huyện, cơ sở vật chất phụ vụ cho giáo dục đƣợc cải thiện, nâng lên một mức rõ rệt. Trong chỉ thị của huyện uỷ về triển khai nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, với chủ đề “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lƣợng giáo dục” đã giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu mang tính thường xuyên, lâu dài của ngành. Quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng sống cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu hiện nay. Đổi mới hơn nữa phương pháp đánh giá học sinh và thông tin cụ thể, đúng thực chất chất lượng của từng em đến gia đình hoặc phụ huynh học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Tuy nhiên, so với các huyện, thành phố trong tỉnh, thứ hạng giáo dục của huyện chƣa đƣợc cải thiện mà có xu hƣớng giảm dần so với các năm trƣớc. Chất lƣợng các trƣờng chuẩn quốc gia không đƣợc củng cố tăng cƣờng và có phần xuống cấp. Cụ thể năm học 2008 – 2009 có 9/36 trƣờng chuẩn quốc gia không đạt trƣờng tiên tiến. Trình độ đào tạo trên chuẩn của giáo viên tăng nhƣng chất lƣợng giáo dục không tƣơng xứng với trình độ đào tạo của ngƣời thày.Việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên.

Bảng 1: Tổng hợp kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của huyện Tân Yên từ năm 2007 – 2010

ST T T

Năm học số học Tổng

sinh

% xếp loại văn hoá % xếp loại hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

1 2007 - 2008 6822 0.4 18.5 5 74. 4 6.7 50. 5 32. 4 14. 5 2.6 2 2008 - 2009 6707 0.9 27. 8 67. 6 4.7 54. 7 32. 4 10. 6 2.3 3 2009 - 2010 6377 1.3 33. 2 62. 4 3.1 57. 5 31. 1 9.4 2.0

Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Yên

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ học sinh có học lực giỏi hàng năm có tăng nhƣng còn ở mức rất thấp, trong khi đó tỷ lệ học sinh có học lực yếu ở mức rất cao (trên 3%); Học sinh có hạnh kiểm yếu cũng ở mức cao (trên 2%). Điều này chứng tỏ chất lƣợng GD của huyện còn ở mức thấp chƣa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là tình hình GDĐĐ cho học sinh đòi hỏi cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng giáo dục của huyện nhà. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục đòi hỏi nhà trƣờng cùng với các cấp quản lí phải tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phù hợp với thực tế của từng nhà nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2, Bắc Giang (Trang 47 - 49)