nhà trƣờng, gia đình và xã hội
Nội dung quản lý hoạt động phối hợp GDĐĐ của nhà trƣờng, gia đình và xã hội bao gồm các công việc chủ yếu sau:
* Tổ chức các lực lƣợng giáo dục trong xã hội, tạo nên mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà trƣờng. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ, đảm bảo sao cho kế hoạch phải vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tƣợng khác nhau.
* Phối hợp các kế hoạch chăm sóc và giáo dục học sinh của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng, của hội phụ huynh, của các cơ sở sản xuất, của đoàn thanh niên, phụ nữ ở địa phƣơng, của các cơ quan văn hoá - giáo dục ngoài nhà trƣờng. * Theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên ở địa phƣơng, phân tích nguyên nhân, nêu biện pháp khắc phục.
* Tổ chức việc tiến hành phổ biến các tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh, cho cán bộ và nhân dân địa phƣơng (do các giáo viên phối hợp tiến hành).
* Tổng kết, đánh giá, khen thƣởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lƣợng tham gia tổ chức quản lý GDĐĐ.
1.6.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Lựa chọn các biện pháp quản lý phối hợp các lực lƣợng giáo dục học sinh nhƣ thế nào là yếu tố quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thành công của công tác tổ chức quản lý.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức, nguyên tắc GDĐĐ cho học sinh THPT, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT, sự phát triển nhân cách và hoạt động của học sinh THPT, có thể đƣa ra một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời về tầm quan trọng và vai trò của GDĐĐ cho học sinh, trƣớc hết là nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Do vậy, việc làm cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong việc cùng nhà trƣờng GDĐĐ cho học sinh là biện pháp tiên quyết trong tổ chức quản lý hoạt động GDĐĐ. Đây là điều kiện đầu tiên tạo ra sự thống nhất hành động trong toàn xã hội. Không thể coi tổ chức quản lý GDĐĐ là việc làm riêng của nhà trƣờng, của ngành giáo dục. Hiện nay vẫn còn một số ngƣời, trong đó có cả giáo viên, coi tổ chức phối hợp GDĐĐ là việc riêng của bộ phận chức năng, của giáo viên chủ nhiệm. Họ đứng ngoài cuộc và trách cứ thế hệ trẻ hƣ hỏng, phê phán nhà trƣờng trong quản lý học sinh yếu kém dẫn đến chất lƣợng giáo dục thấp.
- Thứ hai: Xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất các lực lƣợng trong xã hội về tổ chức quản lý GDĐĐ là biện pháp then chốt, là đòn bẩy quyết định hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động tổ chức, quản lý GDĐĐ. Củng cố, tăng cƣờng việc quản lý ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với quản lý của nhà trƣờng và các đoàn thể trong việc GDĐĐ cho học sinh.
Thực hiện nghiêm minh pháp luật, tăng cƣờng công tác quản lý xã hội là biện pháp trực tiếp góp phần vào GDĐĐ và tổ chức quản lý GDĐĐ cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 toàn xã hội.
- Thứ ba: Nâng cao năng lực hoạt động cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Tong quản lí hoạt động GDĐĐ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, họ là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển, theo dõi mọi diễn biến trong quá trình GDĐĐ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời kiểm tra đánh giá kết quả toàn diện trong quá trình rèn luyện của mỗi học sinh, là cầu nối giữ mối liên lạc giữa nhà trƣờng và gia đình học sinh.
- Thứ tư: Thực hiện tốt các quá trình tổ chức phối hợp các lực lƣợng. Đó chính là quá trình xây dựng kế hoạch, lập ra cơ cấu bộ máy đủ năng lực để hoạt động, tổ chức hiệu quả công tác chỉ đạo, chức năng thông tin, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.