Căn cứ kháng nghị

Một phần của tài liệu Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành (Trang 37 - 44)

Do tính chất của giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau nên đã chi phối các quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị. Nếu như kháng nghị giám đốc thẩm là do phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì kháng nghị tái thẩm là do có những tình tiết mới được phát hiện làm thay

đổi nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không thể biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. Nghĩa là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là xuất phát từ lỗi chủ quan của những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng, có những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến việc giải quyết không đúng đắn, phù hợp với sự thật khách quan. Còn căn cứ kháng nghị tái thẩm là xuất phát từ nguyên nhân khách quan, do có những tình tiết mới mà tại thời điểm giải quyết vụ án thì chính Toà án và đương sự đã không thể biết được.

Cụ thể, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được BLTTDS quy định gồm: - Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

PLTTGQCVADS quy định các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: Việc điều tra không đầy đủ; kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Như vậy, so với quy định tại PLTTGQCVDS thì BLTTDS đã bỏ đi căn cứ “việc điều tra không đầy đủ”. Việc bỏ căn cứ này là hợp lý vì bản chất của tố tụng dân sự là “việc của dân”, việc chứng minh thuộc về quyền, nghĩa vụ của đương sự. Toà án không có nhiệm vụ tiến hành điều tra mà chỉ thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có đơn yêu cầu Toà án giúp hoặc trong một số trường hợp đặc biệt khác do BLTTDS quy định thì Toà án có thể tự mình thu thập chứng cứ. Do đó, không thể có căn cứ Toà án điều tra không đầy đủ để làm căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm.

Mặc dù, BLTTDS đã quy định những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng chưa có những giải thích rõ ràng nên còn gây khó khăn trong việc áp dụng.

- Thứ nhất: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.

Việc giải quyết vụ án dân sự cũng như các loại án khác đòi hỏi Toà án không những giải quyết vụ án đúng pháp luật mà còn phải giải quyết phù hợp với thực tế khách quan. Kết luận trong bản án, quyết định dân sự nếu không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì cũng có nghĩa là Toà án giải quyết vụ án không đúng với thực tế của vụ án đó, việc giải quyết vụ án của Toà án thiếu cơ sở thực tế.

Các tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại ngoài ý muốn của con người. Tuỳ thuộc mỗi vụ án cụ thể, các tình tiết nhiều ít khác nhau và tồn tại ở những dạng khác nhau. Muốn giải quyết đúng đắn vụ án, Toà án phải thu thập đầy đủ và nhận thức toàn diện để có đánh giá đúng về nó. Để đánh giá nhận thức đúng về các tình tiết vụ án, Toà án phải có quan điểm toàn diện và khách quan. Mỗi tình tiết của vụ án đều phải được Toà án xem xét thận trọng, đánh giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của nó và phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các tình tiết khác của vụ án. Toà án phải lấy sự thật làm căn cứ, không được suy diễn hoặc đưa ra những kết luận có tính chất chủ quan trước về vụ án khi chưa xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết của vụ án.

Kết luận của Toà án trong các bản án, quyết định dân sự chỉ có cơ sở khi những kết luận đó phù hợp với các tình tiết của vụ án. Nhưng trong các bản án, quyết định dân sự là phần cụ thể nào của bản án, quyết định? Vì bản án, quyết định dân sự theo hướng dẫn của TANDTC có nhiều phần khác nhau. Có những ý kiến cho rằng, kết luận ở đây được hiểu là tất cảnhững nội dung của các bản án, quyết định dân sự, do vậy bất cứ phần nào của bản án, quyết định dân sự nếu không phù hợp với thực tế vụ án đều được coi là căn cứ để kháng nghị. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, những kết luận trong bản án, quyết định dân sự phải là kết luận về nội dung vụ án của Toà án. Chính phần này mới có ý nghĩa thực tế đối với việc giải quyết vụ án. Còn các phần khác trong bản án, quyết định dân sư chỉ là cơ sở để Tòa án đưa ra các kết luận.

Trên thực tế, những nguyên nhân làm cho kết luận của Toà án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án rất nhiều. Thông thường, kết luận của Toà án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện dưới các dạng: chưa đủ chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Toà án vẫn giải quyết nên quyết định của Toà án thiếu cơ sở; Toà án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên đưa ra quyết định giải quyết vụ án sai.

- Thứ hai: Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau: khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm…Mỗi giai đoạn của quá trình tố tụng lại được phân thành những bước nhỏ. Toàn bộ hoạt động của TAND, VKSND, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác được tiến hành trong quá trình tố tụng đều phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng. Nếu có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì đó chính là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng? Trên thực tế, việc đánh giá về vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tuỳ thuộc vào ý chí của người có thẩm quyền kháng nghị. Sự đánh giá đó trong thực tiễn đôi khi khác nhau. Do vậy, tiêu chí để đánh giá khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là tính trái pháp luật của hành vi tố tụng được tiền hành trong quá trình Toà án giải quyết vụ án và hậu quả của nó là những hành vi nào vi phạm pháp luật tố tụng mà có thể dẫn đến việc Toà án ra một bản án, quyết định dân sự không đúng hoặc có thể không đảm bảo quyền tố tụng cho các đương sự đều được coi là có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Như vậy, được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ngay cả trong những trường hợp hành vi trái pháp luật tố tụng đó dù chưa dẫn đến việc Toà án ra bản án, quyết định không đúng mà chỉ mới có nguy cơ dẫn đến việc Toà án ra bản án, hoặc quyết định dân sự không đúng. Ví dụ: Toà án xác định sai tư cách đương sự, đáng lẽ họ là đồng bị đơn thì đưa vào người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 299 BLTTDS có thể coi vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi:

+ Vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự: nguyên tắc hoà giải, nguyên tắc xét xử công khai…

+ Toà án xét xử sai thẩm quyền: sai thẩm quyền có thể sai thẩm quyền về mặt địa giới hành chính giữa các toà án cùng cấp, hoặc đáng lẽ vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh thì Toà án huyện vẫn giải quyết; hoặc sai thẩm quyền giữa Toà Dân sự với Toà Hành chính trong các vụ án liên quan đến đất đai.

+ Vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự;

+ Thành phần Hội đồng xét xử không đúng theo quy định của pháp luật; + Toà án không xác định đầy đủ đương sự trong vụ án, xác định sai tư cách đương sự

Trong thực tiễn công tác giám đốc thẩm của ngành Toà án thì đây là căn cứ kháng nghị khá phổ biến mà các Toà án cấp dưới dễ mắc phải, đặc biệt là việc không xác định đầy đủ tư cách đương sự trong vụ án có nhiều đương sự.

- Thứ ba: Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước uỷ quyền nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể [31, tr 474].

Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện dưới dạng Toà án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật…Trong đó phổ biến nhất là việc Toà án áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự.

Để phát hiện ra các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, người có quyền kháng nghị phải dựa vào việc kiểm tra công tác xét xử của toà án cấp

dưới; dựa vào việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thông báo của đương sự và các công dân; kiến nghị của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

Về căn cứ kháng nghị tái thẩm, hiện này BLTTDS quy định có bốn căn cứ như sau:

- Thứ nhất: Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

Theo Điều 304 BLTTDS thì tính chất của tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. “Như vậy, cụm từ “đương sự đã không thể biết” tại Điều 305 BLTTDS với cụm từ “đương sự không biết được” tại Điều 304 BLTTDS là mâu thuẫn nhau. Xét về thuật ngữ thì việc “đương sự đã không thể biết” và việc “các đương sự không biết được” là hoàn toàn khác nhau” [10]. Vì vậy, các quy định của luật cần có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ để tránh những cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong việc áp dụng.

Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau:

+ Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án mà Toà án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi Toà án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có chăng chỉ là căn cứ để khởi kiện một vụ án khác.

+ Tình tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của Toà án thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

+ Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết Toà án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, Toà án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc Toà án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên Toà án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới.

Như vậy, việc xác định tình tiết mới là căn cứ tái thẩm đúng pháp luật là một vấn đề rất khó, rất dễ nhầm lẫn với những tình tiết chưa phát hiện được mà do lỗi của thẩm phán trong quá trình tố tụng

- Thứ hai: Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.

Bằng chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được Toà án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Trong nhiều trường hợp, nó mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm.

- Thứ ba: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Nếu đã phát hiện được Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Tuy vậy, trên thực tế có nhiều người có thể không đồng ý với quyết định của Toà án nên họ có thể vu khống những người này trong việc giải quyết vụ án. Do đó, người có thẩm quyền kháng nghị cần thận trọng xem xét thật kỹ trước khi kháng nghị. Chỉ nên kháng nghị khi các hành vi lạm quyền của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của

cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật và là nguyên nhân cho việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật.

- Thứ tư: Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ.

Đây là một căn cứ kháng nghị mà trên thực tế rất ít khi xảy ra. Khi một sự kiện pháp lý đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì khi có trong một vụ việc khác, Toà án có thể căn cứ vào đó để giải quyết mà không cần xác minh lại. Tuy vậy, nếu việc xác định sự kiện này của Toà án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước đó có sai lầm nên bản án, quyết định của Toà án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị huỷ thì phải kháng nghị để xét lại bản án, quyết định của Toà án vì nó đã giải quyết vụ án không đúng bản chất.

Như vậy, nếu căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Những vi phạm pháp luật này là những

Một phần của tài liệu Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành (Trang 37 - 44)