Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên toà

Một phần của tài liệu Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành (Trang 30 - 32)

Trong hội đồng xét xử không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Thành phần của hội đồng xét xử được quy định tại Điều 54 BLTTDS như sau:

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp tỉnh là Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh. Khi Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà chuyên trách TANDTC gồm có ba thẩm phán.

- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TANDTC là Hội đồng thẩm phán TANDTC. Khi Hội đồng thẩm phán TANDTC tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

Theo Luật Luật tổ chức TAND năm 2002 quy định tại Điều 21 và Điều 29 thì Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh gồm: Chánh án, Phó chánh án và một số thẩm phán cấp tỉnh do Chánh án TANDTC quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND cấp tỉnh, tổng số thành viên của Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh không quá 9 người. Hội đồng thẩm phán TANDTC gồm: Chánh án, Phó chánh án và một số thẩm phán TANDTC do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDTC, tổng số thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC không quá 17 người. Như vậy, nếu hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán TANDTC thì phải đảm bảo số lượng các thành viên tham gia theo quy định của pháp luật.

Trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm bắt buộc phải có sự tham gia của VKSND cùng cấp. Nhưng những người tham gia tố tụng không buộc phải tham gia phiên toà. Toà án chỉ triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác liên quan khi cần thiết chi việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm thì sự tham gia của đương sự và những người tham gia tố tụng khác rất hạn chế. Thông thường, họ chỉ gửi đơn khiếu nại, tài liệu bổ sung cho Toà án qua đường bưu điện hoặc trực tiếp nộp tại Toà án. Trong trường hợp đặc biệt, họ mới được triệu tập. Theo quy định của BLTTDS thì sự có mặt của họ là không bắt buộc, chỉ được triệu tập trong những trường hợp cần thiết.

Có ý kiến cho rằng, việc đương sự không có mặt tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm là hạn chế của pháp luật TTDS nước ta vì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ dựa trên hồ sơ để phán quyết thì vẫn có thể bị mắc sai lầm. Nếu đương sự vắng mặt thì trách nhiệm của thành viên Hội đồng giám đốc thẩm,

tái thẩm không cao do sức ép của các bên không nhiều như khi họ có mặt để tranh luận. Tuy nhiên, theo chúng tôi lại không đồng tình với quan điểm này vì xuất phát từ tính chất và đối tượng của giám đốc thẩm, tái thẩm là bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, không phải là vụ án. Đây được coi là cơ chế tự kiểm tra, khắc phục sái sót của ngành tư pháp. Mặt khác, các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật thường đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nên về mặt chứng cứ, tài liệu đã có điều kiện để thu thập, nếu chứng cứ không đầy đủ thì chính là căn cứ để huỷ án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Do vậy, với quy định như hiện nay của BLTTDS về sự tham gia của đương sự, những người tham gia tố tụng khác trong phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm là hợp lý, mang tính mềm dẻo, linh hoạt.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w