NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG.

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên mạng ở Việt Nam (Trang 114 - 119)

MẠNG.

5.1. Những cản trở đối với việc nhập mạng

Để hoạt động quảng cáo trên mạng nói riêng và TMĐT nói chung có thể phát triển được thì việc sử dụng Internet phải trở nên rộng rãi trong xã hội. Hiện nay, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam còn quá thấp so với trong khu vực và trên thế giới. Số lượng người thuê bao Internet ở Việt Nam mới chỉ chiếm 0,16% dân số, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các nước Asean là 1,27% và của thế giới là 5,58%. Việc sử dụng Internet của người dân Việt Nam vẫn còn ít và hạn chế trong một bộ phận nhỏ dân chúng có thu nhập cao ở thành thị và có trình độ học vấn cao trong xã hội. Theo thống kê gần đây của VDC, người sử dụng Internet hiện nay chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, ở độ tuổi từ 18- 25 tuổi, trong đó có khoảng 80% có trình độ đại học.

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là vấn đề nhận thức,văn hoá và tập quán tiêu dùng của người dân Việt Nam. Người Việt nam đã rất quen thuộc

với các phương tiện liên lạc truyền thống như thư, báo chí, truyền hình, điện thoại,...Thói quen sử dụng này rất khó có thể thay đổi. Mặt khác hiểu biết của người dân về Internet và lợi ích của nó chưa nhiều, sử dụng thì phức tạp trong khi trình độ văn hoá chưa cao. Đại bộ phận người dân Việt Nam sử dụng Internet cho những mục đích đơn giản. Theo Công ty điện toán và truyền số liệu VDC thì chỉ có 13% lượt truy cập Internet là để vào các trang Web để tìm kiếm thông tin, 80% là thư điện tử và các dịch vụ khác. Ngay cả các cơ quan, công ty đã thấy sự cần thiết của Internet, nhưng khai thác nó chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu sử dụng cho những mục đích đơn giản như gửi email, vì không có đủ cán bộ có đủ trình độ khai thác những điểm mạnh của Internet.

Nguyên nhân thứ hai đó chính là cước phí truy cập Internet. Mặc dù cước truy cập Internet ở Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực, nhưng tính đến yếu tố thu nhập và mức sống thì mức cước này vẫn còn khá cao so với người dân. Theo một báo cáo về CNTT gần đây, tháng 5/2002 của Trường đại học Harvarrd, Việt Nam là một trong những nước có giá truy cập Internet cho 20 giờ mỗi tháng so với thu nhập đầu người cao nhất thế giới, chiếm 20% GDP theo đầu người. Trung bình một khách hàng hiện nay chi phí 200.000 đồng/ tháng cho sử dụng Internet. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người là 400USD/ năm, hơn 76% dân số sống ở vùng nông thôn miền núi có thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/ năm, cuộc sống hàng ngày còn gặp nhiều khó khăn, nên Internet đối với họ vẫn còn là thứ hàng xa xỉ, đắt tiền. Các điểm truy cập Internet công cộng tuy giá rẻ nhưng chất lượng dịch vụ lại rất thấp, chủ yếu đáp ứng các dịch vụ gửi thư điện tử và trò chuyện trên mạng (chat).

Nguyên nhân thứ ba là do những hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay. Cơ sở hạ tầng cả về phần cứng và mềm của công nghệ thông tin Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như tạo điều kiện để mọi người dân có thể sử dụng máy tính và truy cập vào mạng Internet. Mật độ điện thoại và máy tính còn thấp (5,44 máy điện thoại/100 dân, 1,2 máy tính/ 100 dân), dẫn đến nhiều người cùng chia sẻ một máy tính, một account truy cập Internet. Mặc dù đạt tốc độ phát triển gần 200%/ năm, nhưng

giới công nghệ thông tin và các nhà quản lý vẫn đánh giá Internet Việt Nam phát triển chậm, đặc biệt là các dịch vụ truy cập tốc độ cao và các dịch vụ giá trị gia tăng. Tốc độ truyền dẫn chậm dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, chưa cho phép người sử dụng có thể khai thác được nhiều dịch vụ trên Internet như phim, video,... Số các loại hình dịch vụ trên mạng còn quá hạn chế. Tình trạng này là hậu quả của chính sách độc quyền của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ Internet trước đây và việc kiểm soát luồng thông tin ra vào trong và ngoài nước thông qua các bức tường lửa. Các bức tường lửa giúp đảm bảo tính an toàn của các thông tin ra vào trong nước tuy nhiên lại làm giảm 30% tốc độ của đường truyền. Bên cạnh đó kênh truyền dẫn kết nối từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet đến các máy chủ đặt Web site còn hẹp và việc tổ chức thông tin trên các Web site chưa khoa học cũng làm giảm tốc độ đường truyền.

Việc thiếu các ISP và đặc biệt là các IXP đã khiến cho cước phí truy cập Internet ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc cấp phép cho hơn 10 ISP và hai nhà cung cấp dịch vụ kết nối mới vừa qua là một bước cải thiện đáng kể tình hình thị trường dịch vụ Internet ở Việt Nam. Tuy nhiên các IXP mới chỉ được chọn điểm đến ở nước ngoài, còn vẫn phải thuê lại đường kết nối vật lý từ Việt Nam ra bên ngoài của Trung tâm Viễn thông quốc tế (VII). Vì vậy, giá thuê đường truyền Internet đã giảm 3 lần, từ 60.000 USD xuống còn 18.000 USD, nhưng vẫn đắt gấp 3 so với các nước trong khu vực.

Cuối cùng là do hiện nay thông tin trên mạng chủ yếu do các Web site tiếng nước ngoài cung cấp, trong khi chỉ có một số ít trang Web tiếng Việt với nội dung còn nghèo nàn cả về chất lượng và tính phong phú, đã không thu hút được các độc giả đến mạng để xem tin tức, tạo điều kiện để nâng cao số lượng người sử dụng Internet và do đó Web site có thể bán quảng cáo. Mặc dù số lượng các Web site tiếng Việt thời gian qua đã tăng đáng kể nhưng chất lượng thông tin và hiệu quả hoạt động hầu hết vẫn chưa đạt yêu cầu. Các Web site Việt Nam sau khi được tạo lập thường không được cập nhật và bổ sung thông tin ,

không được đầu tư đúng mức dẫn đến nghèo nàn thông tin và thiếu tính hấp dẫn, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người truy cập.

5.2. Việc triển khai thương mại điện tử còn chậm

Đã hai ba năm nay kể từ khi khái niệm TMĐT được nhắc đến ở nước ta, song những gì mà tầng lớp dân chúng nhận thức về TMĐT vẫn còn rất hạn chế. Các cán bộ trong bộ máy nhà nước có nhận thức khá hơn nhờ chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT) được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc từ năm 1996. Người tiêu dùng nói chung chưa có nhận thức về TMĐT, khái niệm TMĐT cũng không được biết đến. Người Việt Nam vẫn chưa quen lắm với hình thức giao dịch trên mạng. Do số người sử dụng Internet hiện nay còn ít nên chưa hình thành nên thị trường mua bán trên mạng. Việc mua bán trên mạng mới chỉ giới hạn trong một bộ phận dân cư có thu nhập và trình độ cao trong xã hội và ở thành phố. Việc cước phí truy cập cao cũng là một cản trở đối với việc mua bán trên mạng của khách hàng.

Về phía các doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp nước ta có thể tham gia TMĐT rất thấp, có thể nói đại đa số các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia TMĐT. Theo khảo sát của Hội tin học Việt Nam, hiện có tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp và trên 1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với TMĐT. Việt Nam đã đi hết 1/3 lộ trình để tiếp cận với TMĐT và nhiều doanh nghiệp đã nhận ra lợi ích của loại hình kinh doanh qua mạng này, nhưng hiện nay chỉ có 2% doanh nghiệp là quan tâm và triển khai TMĐT cùng với khoảng 7% doanh nghiệp khác là bắt đầu triển khai phương thức kinh doanh mới này. Nguyên nhân trước hết là do các doanh nghiệp thiếu nhạy bén, nhận thức quan điểm và trình độ còn chưa chuyển biến kịp trong việc tiếp cận cái mới. Các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin vào hiệu quả của TMĐT. Vì vậy, dù đã có hàng nghìn trang Web “thương mại điện tử” đã ra đời nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm, thăm dò phản ứng của thị trường. Cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém cũng là một nguyên nhân hạn chế việc triển khai các ứng dụng của TMĐT, giá thuê miền cho Web site cũng cao hơn rất nhiều so với quốc

tế. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé, tiềm lực tài chính có hạn, gặp khó khăn trong đầu tư lao động, cơ sở vật chất để áp dụng TMĐT. Một nguyên nhân khác hạn chế hoạt động mua bán trên mạng của các doanh nghiệp là do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có đủ uy tín và tiếng tăm trên thị trường quốc tế để có thể thực hiện việc đặt hàng và thanh toán trực tiếp trên mạng. Các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam hầu hết chưa gắn với mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng được giới thiệu nên bán hàng trên mạng rất khó.

Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ triển khai TMĐT ở Việt Nam là cho đến hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quốc gia về TMĐT, chưa xây dựng được lộ trình và kế hoạch tổng thể cho việc triển khai và ứng dụng TMĐT ở Việt Nam. Việc thiếu một môi trường pháp lý và cơ sở hạ tầng đầy đủ cho TMĐT cũng là một cản trở rất lớn. Việt Nam hiện mới đang trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động TMĐT. Hệ thống tài chính cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác chưa đủ phát triển để hỗ trợ cho các giao dịch điện tử phức tạp. Hiện nay, hệ thống thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam còn chưa phát triển nếu không nói là còn quá sơ khai, người dân vẫn chưa có thói quen mở tài khoản tại ngân hàng và tiền mặt vẫn là công cụ thanh toán chính trong mọi hoạt động mua bán. Việc sử dụng séc và thẻ tín dụng vẫn còn rất ít. Người dân nếu có điều kiện mua hàng trên Internet cũng chỉ có thể thực hiện thao tác chọn hàng và đặt hàng mà thôi, còn giao hàng và thanh toán vẫn phải thực hiện theo cách truyền thống.

5.3. Những khó khăn về mặt nhân lực

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều các chuyên gia giỏi về lĩnh vực tin học để có thể phát triển các ứng dụng TMĐT nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng. Hệ thống giáo dục còn nhiều bất cập và những khó khăn về tài chính đã không cho phép các cơ sở đào tạo về CNTT đưa Internet vào phục vụ việc giảng dạy. Các doanh nghiệp vẫn chưa có đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ

cán bộ marketing nói riêng giỏi về máy tính và Internet, do đó hạn chế rất nhiều việc ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh.

Việc thiếu các cán bộ thiết kế quảng cáo cũng là một vấn đề của quảng cáo

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên mạng ở Việt Nam (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w