Vấn đề tên miền

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên mạng ở Việt Nam (Trang 112 - 114)

4. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG

4.3. Vấn đề tên miền

Theo trung tâm thông tin mạng Việt Nam (VNNIC), nước ta hiện có hơn 70.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 5% doang nghiệp đăng ký tên miền. Tên miền được coi như nhãn hiệu thương mại ở trên mạng của doanh nghiệp. Theo điều 6 của Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hoá- Thông tin thì các cơ quan tổ chức muốn được cấp giấy phép thành lập trang Web hoặc đưa thông tin lên mạng phải có địa chỉ tên miền hợp lệ.

Cũng giống như các doanh nghiệp trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với các vấn đề rắc rối liên quan đến tên

miền. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đau đầu với tình trạng tên công ty hoặc sản phẩm của mình vốn có uy tín trên thị trường của mình đã bị kẻ khác chiếm mất. Do việc đăng ký tên miền theo nguyên tắc ai đăng ký trước thì người đó được quyền sở hữu nên các doanh nghiệp này buộc phải mua lại với cái giá cao hơn rất nhiều so với giá thực phải chi trả cho việc đăng ký một tên miền. Chẳng hạn như một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh đã phải bỏ tới 3000 USD để mua lại tên của mình, trong khi các chủ sở hữu chỉ phải trả từ 40 đến 50 USD tiền đăng ký và cũng ngần ấy số tiền duy trì tên miền trong một năm. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức chưa hề đưa trang Web của mình lên mạng nhưng ở trên mạng đã tồn tại một trang Web mạo danh doanh nghiệp. Vấn đề là các tổ chức, cá nhân “đánh cắp” tên miền có thể lợi dụng lợi dụng trang Web mang tên miền của một doanh nghiệp để thu lợi cho mình mà không được sự cho phép của doanh nghiệp hoặc tồi tệ hơn là đưa các thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện đối với các doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc tế hay còn gọi là các tên miền dùng chung như: .com, .net, .org . Các tên miền này không thuộc phạm vi quản lý của một quốc gia nào, mà do công ty tư nhân của Mỹ kinh doanh. Chính sách của tên miền dùng chung là đăng ký tự do, không có chính sách quản lý nên ai đăng ký trước thì sở hữu trước. Chính vì vậy hiện nay đã có nhiều công ty khiếu kiện đến tổ chức sở hữu trí tuệ để đòi giải quyết. Tuy nhiên, tên miền quốc gia thì lại do các NIC của từng quốc gia quản lý, phân bổ chặt chẽ, không kinh doanh nên có chính sách riêng. Khi đăng ký mà không sử dụng sẽ phải trả lại. Do vậy, nếu doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc gia sẽ được bảo vệ bằng chính sách quản lý tên miền của quốc gia đó. Tên miền .vn của Việt Nam chưa có hiện tượng này.

Tâm lý của các doanh nghiệp muốn đăng ký tên miền dùng chung là để tham gia thị trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn trong nước cũng đăng ký tên miền quốc tế gây tắc nghẽn giả tạo đường truyền quốc tế. Bởi độc giả phải truy cập một Website trong nước theo đường vòng như người ta gọi một cuộc điện thoại nội hạt nhưng lại thông qua

tổng đài quốc tế rồi mới về nước. Vì vậy, chỉ các doanh nghiệp thực tế có nhu cầu quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài thì mới nên lựa chọn tên miền dùng chung. Đối với các doanh nghiệp này nên đăng ký tên miền càng sớm càng tốt để đảm bảo cho tên miền của mình không bị kẻ khác “đánh cắp”. Còn nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước thì nên đăng ký tên miền quốc gia, vừa đảm bảo an toàn, tốc độ truy cập lại nhanh hơn. Vì bản chấtcủa Internetlà không có biên giới quốc gia, nếu tên miền của doanh nghiệp được khách hàng quốc tế biết tới thì họ vẫn có thể truy cập vào Web site của doanh nghiệp bất chấp tên miền đó là của quốc gia hay quốc tế. Hơn nữa, chi phí cho việc đăng ký và duy trì tên miền quốc gia rẻ hơn rất nhiều. Cước đăng ký tên miền cấp 3 và cấp 4 dưới tên miền vnn.vn là 250.0000 đồng/ lần; cước duy trì tên miền cấp 3 là 200.000 đồng/ năm và tên miền cấp 4 là 100.000 đồng/ năm.

Một phần của tài liệu Quảng cáo trên mạng ở Việt Nam (Trang 112 - 114)