Hệ giải pháp xác định, nhận thức cái đặc thù về con đường đi lên CNXH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 156 - 159)

C. Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Tập 25, Phần I, tr 270.

3.2.2Hệ giải pháp xác định, nhận thức cái đặc thù về con đường đi lên CNXH

diện:

- Một là, kinh nghiệm hình thành lý luận về con đường đi lên CNXH. - Hai là, kinh nghiệm về sự kết hợp giữa cái chung, cái phổ biến với cái đặc thù.

Mặt khác, cũng phải nghiên cứu con đường đi lên CNXH của Cuba. So với nhiều nước, Cuba là nước ít đổi mới lý luận về con đường đi lên CNXH. Tuy nhiên, Cuba đã trụ vững hàng mấy thập kỷ bên cạnh Mỹ. Trước những biến đổi trên thế giới, Cuba vẫn hết sức thận trọng.

Từ con đường đi lên CNXH của Cuba có thể tìm ra những điểm cần vận dụng và cũng có thể có những điểm cần tránh. Nhưng cả hai điều đó đều giúp chúng ta có được cách nhìn đúng đắn, giảm bớt được những sự tìm tòi khi thực tế của Cuba đã chứng minh.

Những con đường của Triều Tiên, Vênêzuêla… cũng đều là những vấn đề cần nghiên cứu kịp thời để tìm ra con đường phát triển của Việt Nam.

Chỉ có nghiên cứu thật cơ bản và có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin và các lý luận khác cũng như nghiên cứu thực tế con đường phát triển của các nước đi lên CNXH mới có thể xác định được cái chung, cái phổ biến cần phải vận dụng ở Việt Nam.

3.2.2 Hệ giải pháp xác định, nhận thức cái đặc thù về con đường đi lên CNXH CNXH

Giải pháp 1: Tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam

Thực tiễn Việt Nam là cơ sở căn bản nhất để xác định con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Tổng kết thực tiễn Việt Nam là tổng kết quá trình xây dựng CNXH trước thời kỳ bao cấp và thực tiễn của công cuộc đổi mới. Trong thực tế, việc này đã được thực hiện trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, cách thức tổng kết và những kết luận rút ra có những mặt chưa đúng với tầm vóc của lịch sử. Vẫn còn hiện tượng tổng kết theo lối mòn. Cách thức tổ chức và phương thức kết hợp chưa tốt.

Việc tổng kết giai đoạn xây dựng CNXH trước đổi mới có những đánh giá chưa thực sự khách quan, còn nặng cảm tính, đặc biệt chưa đúc kết lại thành những kết luận khái quát nhất để phát huy hoặc khắc phục. Có trường hợp chỉ thấy thiếu sót sai lầm mà hoàn toàn không rút ra những bài học thực sự bổ ích, không thấy được sự tìm tòi, trăn trở của Đảng ta trong quá trình xác định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Vì vậy, vẫn cần có những đề tài, những công trình đi sâu tổng kết thực tiễn của giai đoạn trước đổi mới hơn nữa để có thể đánh giá giai đoạn phát triển này một cách khách quan.

Tuy nhiên, trọng tâm của công tác tổng kết thực tiễn là tổng kết thực tiễn Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Quá trình đổi mới là quá trình tìm tòi, sáng tạo con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Đây là giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp. Trên thế giới có nhiều biến động lớn, đất nước trải qua nhiều sóng gió nhất là thời kỳ khủng hoảng về kinh tế, thời kỳ Mỹ bao vây cấm vận và các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Trong quá trình đó, Đảng đã có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đã “nhìn thẳng vào sự thật”, đánh giá hiện trạng của đất nước dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Ở đây, đã mở ra một thời kỳ mới trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo ra một bước chuyển biến căn bản trong việc kết hợp cái phổ biến và cái đặc thù.

Chỉ có tổng kết toàn bộ quá trình đổi mới phong phú và toàn diện đó mới xác định rõ được con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

Việc tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới vừa có tính toàn diện nhưng phải vừa có trọng tâm trọng điểm. Điểm yếu trong công tác tổng kết thực tiễn của Việt Nam và công tác lý luận nói chung là thường có tình trạng bình quân, dàn đều; bình quân các lĩnh vực, bình quân các địa phương, bình quân các lực lượng nghiên cứu tổng kết. Cần phải xác định rõ những ngành cần tập trung tổng kết, các đơn vị cần phải tổng kết và các lực lượng khoa học tham gia tổng kết. Có như vậy, việc tổng kết mới có chiều sâu, mới có thể phát triển, bổ sung cho lý luận. Từ tổng kết thực tiễn phải rút ra được những kết luận về các vấn đề có tính quy luật trong việc kết hợp giữa cái phổ biến và cái đặc thù, chỉ ra được những mặt còn hạn chế cần phải điều chỉnh, phải bổ sung.

Giải pháp 2: Xác định rõ trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt

Nam hiện nay

Về mặt kinh tế: Trong thời kỳ đổi mới, nhờ xác định rõ trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nên Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế nói chung , của lực lượng sản xuất nói riêng luôn luôn thay đổi. Vì, lực lượng sản xuất là một nhân tố động và cách mạng, do đó, trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử lại phải có sự tổng kết, khái quát lại. Mặt khác, trên lĩnh vực kinh tế hiện nay, thành phần kinh tế nào thực sự nổi trội, khả năng của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể cần phải đánh giá đúng. Sự phát triển thực tế của kinh tế Việt Nam, những chỗ mạnh và chỗ yếu cũng cần được khẳng định. Chỉ có “nhìn thẳng vào sự thật” thì mới thấy hết được tính đặc thù của kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế khác trên thế giới và so với các giai đoạn phát triển trước đây.

Đặc biệt ở nước ta hiện nay, đã đến lúc cần phải có sự đánh giá về cái được và cái mất khi mở rộng cửa để tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, cái được và cái mất của quá trình đô thị hóa; cần tổng kết loại hình đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Chỉ trên cơ sở đánh giá thực sự nghiêm túc những nội dung nói trên mới có thể phân biệt rõ cái gì cần vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài, cái gì cần phải sáng tạo, cái gì phải trấn chỉnh cho đúng với các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, cái gì cần phải bổ sung cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Về mặt xã hội: Hiện nay cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam có nhiều biến đổi

quan trọng. Do ở giai đoạn giao thời nên tính chất đan xen, tính chất thiếu bền vững của cơ cấu xã hộ giai cấp là có tính phổ biến. Trung Quốc phân xã hội thành 10 giai cấp và trong đó có đến 7 giai tầng được xem là công nhân. Ở Việt Nam, Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định rõ hai giai cấp: công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, các doanh nhân. Sự khác biệt giữa các lực lượng xã hội này như thế nào, vai trò của từng giai cấp hay từng tầng lớp trong xã hội ta hiện nay, sự phân hóa và xu hướng tiếp theo… cần phải nhận thức cho đúng để có thể vận dụng tốt hơn lý luận này vào việc xác định các lực lượng cần động viên trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Về văn hóa: Văn hóa Việt Nam có nhiều nét đặc thù. Đó là một nền văn hóa có

bản sắc riêng đã được tạo lập và định hình sớm trong lịch sử. Những yếu tố văn hóa cổ truyền ảnh hưởng rất lớn đến nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam. Vì vậy, cần phải làm rõ các đặc điểm về văn hóa, về con người Việt Nam để trên cơ sở đó mà hình thành một quan niệm đúng đắn về CNXH ở Việt Nam, tránh chủ quan nóng vội và áp dụng máy móc các nguyên lý chung cũng như kinh nghiệm của nước ngoài.

3.2.3 Hệ giải pháp tiếp tục vận dụng, kết hợp cái phổ biến và đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 156 - 159)