Sáng tạo trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc thực hiện con đường đi lên CNXH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 46 - 53)

trong cách mạng giải phóng dân tộc thực hiện con đường đi lên CNXH

Trong quá trình tìm đường giải phóng dân tộc, thực hiện con đường đi lên CNXH, Hồ Chí Minh đã không đề cao vấn đề giai cấp. Trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam, Người đã nhìn nhận và giải quyết một cách sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong quá trình cách mạng, thực hiện con đường đi lên CNXH. Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề giai cấp gắn bó mật thiết với vấn đề dân tộc, hai cái đó liên hệ với nhau một cách biện chứng. Trong hoàn cảnh mất nước thì quyền lợi dân tộc được đặt lên trên quyền lợi giai cấp, vì có giải phóng được dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp, tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi để giải phóng giai cấp. Theo Người, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho dân tộc, thì chẳng những quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được; không nên thấy người ta làm thế nào thì mình cũng làm như thế, nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh. Ngoài ra, Người còn cho rằng, đấu tranh giai cấp ở những nước phương Đông không quyết liệt như ở phương Tây; ở Việt Nam, giải phóng dân tộc là một động lực lớn của lịch sử. Bởi vậy, theo Hồ Chí Minh, cần phát động “chủ nghĩa dân tộc” bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản, đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời, vì người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên động lực vĩ đại và duy nhất của họ. Vẫn theo Người, khi “chủ nghĩa dân tộc” của họ thắng lợi…phần lớn thế giới sẽ xô-viết hoá và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế; còn sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới 1. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, dân tộc và giai cấp liên hệ mật thiết với nhau, có điều ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể thì dân tộc hoặc giai cấp nổi trội hơn, nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược cụ thể trong quá trình thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, đi lên CNXH.

1.3.2 Sáng tạo trong nhận thức về đấu tranh giai cấp ở các quốc gia khác nhau để thực hiện con đường đi lên CNXH

Trên cơ sở phân tích tình hình xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, Hồ Chí Minh cho rằng vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như

1

ở phương Tây. Ở đây, người lao động kém giác ngộ, nhẫn nhục và vô tổ chức; còn bọn chủ thì không có máy móc; ruộng đồng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung, hạng nhỏ và những kẻ được coi là đại địa chủ cũng chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ; không có tỷ phú người An Nam; những tên trọc phú ở đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả mà thôi. Cho nên, nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tờ-rớt; người thì nhẫn nhịn chịu số phận của mình, kẻ thì chỉ dám tham lam vừa phải; sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được. Từ những nhận xét đó, Người đi đến kết luận: “Xã hội Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời Trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây”1.

Từ phân tích về giai cấp xã hội các nước phương Đông và Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đi đến cái mà Mác gọi là “ phương thức sản xuất châu Á” với đặc trưng là tính tự trị, độc lập, biệt lập của công xã. Cái đặc trưng này – theo Người, dẫn đến sự thiếu tin cậy lẫn nhau, đó là nguyên nhân gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông. Người viết: “nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là SỰ BIỆT LẬP…Họ hoàn toàn không biết đến những việc xẩy ra ở những nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ THIẾU SỰ TIN CẬY LẪN NHAU, SỰ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÀ SỰ CỔ VŨ LẪN NHAU”2. Hồ Chí Minh đã đặt ra một vấn đề chính xác khi nhận xét: “Mác cho ta biết sự tiến triển của các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản; và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn ấy không?”3. Bởi lẽ, ở phương Đông, do ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản xuất châu Á kéo dài dai dẳng từ sau khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã cho đến tận những năm đầu của thế kỷ XIX, nên xã hội ở phương Đông và Việt Nam không thật điển hình như ở phương Tây (nếu theo hệ quy chiếu phươngTây). Một số học giả khác cho rằng, Việt Nam, Mông Cổ và cả Nga không trải qua chế độ nô lệ, thậm chí có 1 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 465. 2 Hồ Chí Minh :Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 263. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr. 465.

người còn cho rằng, Việt Nam không có chế độ phong kiến. Từ đó Hồ Chí Minh nhận xét khái quát: tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau, ta không giống Liên Xô, ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH1. Hồ Chí Minh viết: không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không có được. Người đề xuất: “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”2. Tại sao lại như vậy? Theo Người, “ Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”3. Như vậy, ở đây, Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo trong điều kiện cụ thể của các nước phương Đông và Việt Nam về con đường đi lên CNXH.

1.3.3 Sáng tạo trong nhận thức và xây dựng CNXH

Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH, vấn đề quan trọng là phải đề cập đến việc nhận thức về CNXH. Hồ Chí Minh đã từng nói rằng, phải “Làm cho quần chúng hiểu CNXH đúng hơn”4.

Từ việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã có những nhận thức đúng đắn, sáng tạo trong quan niệm về CNXH rất phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Các nhà kinh điển Mác Lênin đã đưa ra những đặc trưng bản chất mục tiêu chung của CNXH. Hồ Chí Minh cũng nêu ra những nhận thức của mình về đặc trưng của CNXH, nhưng nhận thức về CNXH của Người được thể hiện một cách giản dị, dễ hiểu vừa vẫn đảm bảo được những bản chất cốt lõi theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, lại vừa rất thiết thực, cụ thể. Điều đó được bao hàm ở một số đặc trưng sau:

- CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh, ai cũng có công ăn việc làm, được ấm no, hạnh phúc. CNXH là “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Hồ Chí Minh viết rằng: “Xây dựng CNXH là thay đổi cả xã hội, thay đổi cả

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 227. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 465. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr. 465. 4

thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người, không còn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc”1.

- CNXH gắn liền với sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật và văn hoá của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người nói: “CNXH là mọi người dân được áo ấm, cơm no, nhà ở tử tế, được học hành…”2.

- CNXH là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, địa vị cao nhất là dân, cán bộ chỉ là công bộc của dân. Trong CNXH “mọi quyền hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân”. Từ một số đặc trưng trên cho thấy Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo trong nhận thức về CNXH. Đó là Người không chỉ đề ra mục tiêu chung, tổng quát mà còn đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của CNXH một cách thiết thực, cụ thể đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.

Một biểu hiện sáng tạo nữa trong nhận thức về CNXH là Hồ Chí Minh đã đối lập CNXH với chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng XHCN đối lập với tư tưởng chủ nghĩa cá nhân. Người nhấn mạnh rằng, muốn xây dựng thành công CNXH thì phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một loại kẻ thù “hung ác”, “nguy hiểm” của CNXH, đồng thời khó tiêu diệt nó nhất, do vậy có thể thấy xây dựng CNXH là một việc vô cùng khó khăn, phải qua một thời gian rất lâu dài mới có thể thực hiện được. Có nhà nghiên cứu đã cho rằng luận điểm này của Hồ Chí Minh có thể được coi “là một sự bổ sung mới, sáng tạo trong cách tiếp cận đạo đức học chính trị về CNXH”3.

Từ việc nhận thức về CNXH theo các cách xác định mục tiêu, xác định mặt đối lập nêu trên, cho ta thấy Hồ Chí Minh đã có những sáng tạo trong cách tiếp cận nhận thức về CNXH - một xã hội mới tốt đẹp mà chúng ta cần phải xây dựng. Cũng từ cách nhận thức đó về CNXH còn cho thấy Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc nhận thức hiểu rõ CNXH. Những mục tiêu cụ thể, thiết thực, dễ nhận thấy, hay đặt mặt đối lập với CNXH cũng là để hiểu đúng hơn CNXH, từ đó mà xác định rõ và quyết tâm xây dựng CNXH.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 9, tr. 447. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 72. 3

Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị, Tập bài giảng Chính trị học, Nxb LLCT, H., 2004, tr. 213

1.3.4 Những luận điểm mới, sáng tạo trong nhận thức về xây dựng Đảng, bảo đảm vai trò lãnh đạo đất nước đi lên CNXH

- Sáng tạo trong nhận thức về Đảng

Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sự cần thiết phải thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo thực hiện cuộc cách mạng XHCN, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Trong điều kiện cách mạng ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có những nhận thức mới, sáng tạo về Đảng, đặt sự hình thành của Đảng trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam. V.I.Lênin đã khái quát quy luật hình thành của Đảng Xã hội dân chủ Nga (sau này đổi là Đảng Cộng sản Bôn-sơ-vich) là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, xuất phát từ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khác với các nước phương Tây, con đường cách mạng của Việt Nam là đi từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng XHCN; phong trào yêu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam rộng rãi, sôi nổi, còn giai cấp công nhân mới hình thành, do vậy quá trình hình thành Đảng Cộng sản không thể chỉ dựa vào phong trào công nhân mà còn phải dựa vào cả phong trào yêu nước. Khái quát về quy luật đặc thù của con đường hình thành Đảng Cộng sản ở Việt Nam, trong bài “30 năm hoạt động của Đảng”, Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu 1930”1. Đây thực sự là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh. Người đã nhận thức và vận dụng đúng quy luật đặc thù để tiến hành lập nên một Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Về bản chất của đảng cộng sản, các nhà kinh điển Mác-Lênin đều khẳng định rằng, đảng cộng sản là đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản, là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Vận dụng những luận điểm đó trong điều kiện đặc thù ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Đảng Cộng sản Việt nam không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà đồng thời là Đảng của cả dân tộc. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951), Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và

1

nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt nam”1. Luận điểm này không chỉ được Hồ Chí Minh nói đến trong những năm kháng chiến chống Pháp, giành độc lập dân tộc mà cả trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong bài nói chuyện với cán bộ và đảng viên lâu năm vào ngày 9-12-1961, Người nói rằng: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”2.

- Sáng tạo trong lý luận về Đảng lãnh đạo xây dựng CNXH trong điều kiện có chiến tranh

Đường lối cách mạng XHCN bắt đầu được Đảng ta chính thức bàn đến từ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá II (3-1955) và được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (6-1960). Tại Đại hội này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đại hội lần này là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Điều đó cho thấy rằng lý luận về Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH đã không tách rời với lý luận Đảng lãnh đạo thực hiện chiến tranh nhân dân, giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Đây được coi là một đặc thù: tuy hai mà một, tuy một mà hai. Trong lý luận xây dựng CNXH có lý luận về chiến tranh, về CNXH thời chiến; trong lý luận chiến tranh có lý luận về CNXH vì chống Mỹ, cứu nước để giải phóng đất nước, hướng tới CNXH….Đây là một tư duy phản ánh tính khoa học và cách mạng, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, vừa đúng quy luật cách mạng từng miền vừa đúng quy luật cách mạng cả nước, giải quyết thoả đáng lợi ích dân tộc và lợi ịch quốc tế, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa hoà bình và chiến tranh3.

- Sáng tạo trong xây dựng Đảng, bảo đảm Đảng trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu xây dựng CNXH

Vào thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong hệ thống chính trị với tư cách là đảng cầm quyền. Để đảm đương vai trò lãnh đạo bảo đảm sự thắng lợi của CNXH, mối quan tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh là phải xây dựng làm sao để cho Đảng xứng đáng là biểu tượng của “đạo đức, văn minh”, làm sao chống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)