Đoàn kết, đại đoàn kết – nét độc đáo, sáng tạo trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về động lực xây dựng CNXH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 53 - 55)

Hồ Chí Minh về động lực xây dựng CNXH.

Đoàn kết, đại đoàn kết là một tư tưởng chính trị ở tầm chiến lược, một chủ kiến độc đáo, đặc sắc và sáng tạo của Hồ Chí Minh không chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc mà cả trong cách mạng XHCN. Từ vấn đề đoàn kết, Hồ Chí Minh đã có một quan niệm rất độc đáo về chính trị: “Chính trị là Đoàn kết”. Với quan niệm này, nội hàm của chính trị đã được Người diễn đạt một cách rất cô đọng và có tính khái quát rất cao. Đoàn kết là nói đến sự quy tụ sức mạnh của cả một cộng đồng người để thực hiện mục đích chính trị đặt ra: đem lại độc lập tư do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân và toàn thể nhân loại. Nói đến sức mạnh của đoàn kết trong quan niệm về chính trị, Người đã nhấn mạnh: “Chính trị: Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân địch giành độc lập thống nhất là sự đoàn kết”5. Đoàn kết không chỉ xuất phát từ quá trình hiện thực hoá các lợi ích trong mối quan hệ giữa các nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc, quốc gia, đoàn kết còn là hành động chính trị đặc trưng nhất “lôi cuốn hàng ức, hàng triệu người” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội không còn sự áp bức bất công. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 249. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 700. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 279. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 287. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 60.

Hồ Chí Minh đã rút ra một chân lý, một triết lý cho hành động chính trị: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”1.

Với quan niệm “chính trị là đoàn kết”, Hồ Chí Minh đã thực hiện được một bước phát triển trong quan niệm về chính trị của các nhà kinh điển Mác Lênin. Để xoá bỏ áp bức bất công, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đưa ra khẩu hiệu trong bản Tuyên ngôn Đảng cộng sản năm 1848: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, và sau này Lênin bổ sung: “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Đến Hồ Chí Minh, Người đã mở rộng hơn khẩu hiệu đó: “Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại”. Từ quan niệm chính trị là đoàn kết, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, mọi người lao động trong xã hội đều có thể tham gia vào hoạt động chính trị. Điều đó cũng có nghĩa đây là sự đoàn kết của mọi thành phần dân tộc, đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Đoàn kết mọi giai cấp vì nghĩa lớn để tiến tới xoá bỏ áp bức bất công về thực chất cũng là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Các nhà kinh điển Mác-Lênin đã từng chỉ ra rằng chính trị có tính quy luật của nó: “Chính trị có logic khách quan của nó, không phụ thuộc vào dự tính của cá nhân này hay cá nhân khác”2. Với quan niệm chính trị là đoàn kết, Hồ Chí Minh đã làm rõ hơn tính quy luật của chính trị - quy luật thành công khi biết đoàn kết trong hoạt động và lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Hồ Chí Minh đã nêu bật được tính quy luật của đoàn kết. Đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc Việt Nam, chỉ có đoàn kết thì mới tạo ra được sức mạnh đưa cách mạng tới thành công. Hồ Chí Minh cho rằng, trong điều kiện cách mạng ở Việt Nam, đoàn kết có tính quy luật có nghĩa là đoàn kết đó phải có tổ chức, có lãnh đạo và lực lượng toàn dân phải được tập hợp trong một Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đánh giá vai trò và kết quả của chính sách Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng ta qua các giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh đã viết:

“Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 276.

2

Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc”1.

Hồ Chí Minh quan niệm Mặt trận là một chiến lược cơ bản, lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng CNXH. Để giải phóng dân tộc, phải đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong một Mặt trận dân tộc rộng rãi. Trong xây dựng CNXH, hơn bao giờ hết, càng cần phải tăng cường đoàn kết dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo Mặt trận, đồng thời là một bộ phận của Mặt trận. Điều đó đòi hỏi Đảng phải xây dựng được cho mình trở thành một tổ chức thực sự trong sạch vững mạnh và là linh hồn của đại đoàn kết toàn dân.

Từ một số luận điểm nêu trên của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy rất rõ rằng, chỉ có thực hiện đại đoàn kết toàn dân trong một Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng - một Đảng trong sạch vững mạnh vì lợi ích của nhân dân, sẽ là điều kiện đảm bảo cho nước ta tiến lên CNXH.

1.4 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẬN DỤNG CÁI PHỔ BIẾN VÀ CÁI ĐẶC THÙ TRONG ĐỊNH HƯỚNG VÀ XÂY DỰNG CNXH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)