Vận dụng cái phổ biến và đặc thù phải dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 137 - 143)

C. Mác và Ph.Ăngghen, Sđd, Tập 25, Phần I, tr 270.

3.1.1 Vận dụng cái phổ biến và đặc thù phải dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đây là yêu cầu nhất quán để thực hiện đúng định hướng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Điều này được xuất phát bởi chủ nghĩa Mác-Lênin chính là một học thuyết cách mạng và khoa học về các quy luật chung của sự phát triển xã hội, về các quy luật có tính phổ biến của lịch sử nhân loại, về sự nhìn nhận đúng đắn cái đặc thù của con đường đi lên CNXH. Như các nhà kinh điển Mác-Lênin đã chỉ ra, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên thông qua sự thay đổi, kế tiếp của các hình thái kinh tế-xã hội. Hình thái cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội XHCN tất yếu sẽ thay thế xã hội TBCN. Những nguyên lý, quy luật do chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra, như đã được phân tích ở Chương 1, tuy là kết quả chủ yếu trực tiếp của việc tổng kết thực tiễn Châu Âu thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nhưng đó là những nguyên lý, quy luật có giá trị bền vững và mang tính phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Học thuyết Mác-Lênin là học thuyết khoa học, áp dụng

các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu về con đường đi lên CNXH; học thuyết được kế thừa chắt lọc chính trên những thành tựu của tư tưởng nhân loại, đó “là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”1. Đây là học thuyết khoa học bởi nó được bắt nguồn từ thực tiễn, gắn chặt với thực tiễn. Chính bản thân các nhà kinh điển Mác-Lênin đã từng không coi học thuyết của mình như một cái gì đó hoàn thiện, bất biến mà luôn đòi hỏi việc áp dụng phải có sự bổ sung, phát triển sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể. Ăngghen đã từng khẳng định rằng, ngay cả việc áp dụng bản “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” mà các ông viết ra “cũng phải tùy theo hoàn cảnh đương thời”. Theo Ăngghen, xã hội XHCN mà chúng ta cần phải xây dựng, hoàn toàn không “phải là cái gì đó nhất thành, bất biến, mà cũng như mọi chế độ xã hội khác, nó cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải tạo thường xuyên”2.

Trong quá trình nghiên cứu, phát triển chủ nghĩa Mác, Lênin đã từng đưa ra một phương pháp luận rằng, phải “phân tích cụ thể một tình huống cụ thể”. Ông coi đó là bản chất và linh hồn sống của chủ nghĩa Mác. Theo Lênin, các dân tộc sớm muộn, trước sau rồi sẽ đi tới CNXH, đó là một tất yếu phổ biến, song mỗi dân tộc sẽ đem vào thực tiễn xây dựng CNXH của dân tộc mình những đặc điểm, sắc thái riêng, sáng tạo tìm tòi những con đường và những mô hình đi tới CNXH. Thực tế là, trong những năm thực hiện chính sách kinh tế mới sau cách mạng Tháng Mười, Lênin đã có những bổ sung, hoàn thiện lý luận về con đường đi lên CNXH đối với nền kinh tế còn kém phát triển như nước Nga lúc bấy giờ.

Theo Lênin, từ một nền kinh tế kém phát triển, tiểu nông như nước Nga đi lên CNXH tất yếu phải phát triển đại công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Lênin nhấn mạnh, nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo cho chế độ mới giành thắng lợi là phải nâng cao năng suất lao động. Để nâng cao năng suất lao động phải phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng như công nghiệp sản xuất nhiên liệu, gang thép, ngành chế tạo cơ khí, công nghiệp hoá học … Kế hoạch điện khí hoá toàn quốc do Lênin đề ra lần đầu tiên đã cụ thể hoá nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác về vấn đề đại

1

V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 23, tr.49-50.

2

công nghiệp. Đó chính là cơ sở vật chất của CNXH. Đó cũng là kế hoạch cải tạo XHCN và cải tạo kỹ thuật đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Để có thể xây dựng CNXH đối với một nước TBCN phát triển chưa cao, Lênin còn cho rằng phải học tập và sử dụng những cái có giá trị của CNTB, vì: “Chủ nghĩa cộng sản sinh ra từ chủ nghĩa tư bản, chỉ có dùng những cái do chủ nghĩa tư bản để lại thì mới có thể xây dựng nên chủ nghĩa cộng sản được”1.

Cùng với những giải pháp về kinh tế trong thời kỳ chính sách kinh tế mới, Lênin đã đưa ra các yêu cầu về phát triển văn hoá, đồng thời phải thực hiện cải cách chính trị trong Đảng, cải tạo bộ máy nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn và hiệu quả cao.

Lênin tìm ra con đường phát triển nước Nga để đi lên CNXH thời kỳ chính sách kinh tế mới chính là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù của con đường đi lên CNXH ở nước Nga.

Như vậy, có thể thấy rõ rằng Lênin không những là người đã cụ thể hoá lý luận của Mác mà còn là người phát triển và hoàn thiện thêm chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành một lý luận phổ biến để các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế có thể vận dụng vào các quốc gia khác nhau.

Vận dụng cái phổ biến và đặc thù trong xây dựng CNXH không chỉ dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn phải trên quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng CNXH về thực chất chính là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện thực tế Việt Nam. Trong quá trình tìm tòi con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn trung thành với những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mac-Lênin và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Việt nam. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của Lênin và đã khái quát những đóng góp to lớn của ông: “(1) Đấu tranh một cách không điều hoà chống bọn cải lương và bọn xuyên tạc chủ nghĩa Mác đủ các loại, Lênin đã nâng chủ nghĩa xã hội khoa học lên một giai đoạn mới.

1

(2) Người đã làm phong phú chủ nghĩa Mác – vũ khí tư tưởng vĩ đại của giai cấp vô sản, đã góp phần cống hiến lớn lao vào việc:

(2-1) đề ra lý luận về chuyên chính vô sản, (2-2) đã phát triển nguyên lý macxít: Về khối liên minh công nông,

Về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Về chủ nghĩa quốc tế vô sản,

Về xây dựng và củng cố đảng vô sản kiểu mới là tổ chức duy nhất đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh muôn hình muôn vẻ của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị nô dịch.

(3) Lênin đã xây dựng lý luận mới, hoàn chỉnh về cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã chứng minh khả năng chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một nước riêng lẻ.

(4) Lênin đã giúp nhân dân lao động đang rên xiết dưới ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc hiểu một cách sâu sắc hơn:

(4-1) những quy luật phát triển của xã hội,

(4-2) những đòi hỏi và những điều kiện khách quan của cuộc đấu tranh chính trị trong từng giai đoạn cách mạng vô sản, của toàn bộ cuộc đấu tranh giải phóng.

(5) Người đã dạy cho quần chúng bị áp bức hiểu rõ những sự kiện hiện đại rắc rối phức tạp.

Người đã cho họ vũ khí tuyệt diệu trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng: lý luận và sách lược của chủ nghĩa bônsêvích”1.

Với những đóng góp đó, Hồ Chí Minh cho rằng, không chỉ có Mác mới đưa ra những lý luận chung mà Lênin cũng là người đúc kết thêm các lý luận ấy từ thực tiễn của cách mạng Nga. Vì theo Hồ Chí Minh, lý luận là sự “tổng kết kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong lịch sử”, và “lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân

1

từ trước đến nay của tất cả các nước”1. Hơn nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin “không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng;… không phải là cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động”. Vì vậy, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, “Những người cộng sản các nước phải cụ thể hoá chủ nghĩa Mác-Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi”2.

Nói về CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ quan điểm chung của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: CNXH là làm cho mọi người dân được ăn no, mặc ấm, được hạnh phúc và học hành tiến bộ, sung sướng, tự do; là xã hội ngày càng tiến tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt; là xã hội mà đồng bào các dân tộc được bình đẳng, được hưởng ấm no, hạnh phúc. Đó là xã hội dân giàu, nước mạnh, thực sự dân chủ, của nhân dân lao động, xã hội không còn người bóc lột người. Trong xã hội đó, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai không làm không hưởng (trừ những người già cả, đau yếu, trẻ em).

Hồ Chí Minh cũng xác định rõ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là con đường kết hợp độc lập dân tộc với CNXH, kết hợp cách mạng Việt Nam và cách mạng quốc tế. Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”.

Muốn xây dựng CNXH thì “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất”3.

Hàng loạt các chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về việc xây dựng một xã hội dân chủ, về giáo dục đào tạo con người, xây dựng đội ngũ cán bộ… đều thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo những quan điểm chung về xây dựng CNXH của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những tư tưởng phổ 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 497. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 496. 3Sđd, T. 10, tr. 133.

biến của chủ nghĩa Mác-Lênin và những điều kiện đặc thù để xác định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rằng quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam chính là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể Việt Nam. Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH trong hơn 20 năm qua cũng chính là sự vận dụng cái phổ biến và đặc thù về con đường đi lên CNXH, là sự phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể Việt Nam. Đổi mới ở Việt Nam không phải là xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà chính là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết và các tư tưởng đó.

Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng chúng ta cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH là những quan điểm được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của hiện thực khách quan, gắn với thực tiễn cuộc sống chứ không phải là hệ thống những quan điểm “nhất thành bất biến”, cứng nhắc. Cũng không nên coi các quan điểm đó như là những cái đã được hoàn tất, mà cần được bổ sung, hoàn chỉnh. Ngay bản thân các nhà kinh điển Mác-Lênin đã có không ít lần sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quan điểm của mình như đã được phân tích ở trên. Do vậy, khi nhận thức các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải hiểu chúng trong quá trình phát triển chứ không thể cố định, bất biến, và càng không thể biệt lập, tách rời với thực tiễn. Hơn nữa, không nên sử dụng các quan điểm với tính cách như một ý kiến riêng biệt ở một thời điểm riêng biệt nào đó và coi đó là ý kiến duy nhất đúng vào mọi nơi mọi lúc.

Một vấn đề nữa là, khi nhận thức các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải thấy rõ có hai hệ quan điểm cơ bản: hệ quan điểm mang tính chất định hướng mục tiêu và hệ quan điểm mang tính chất phương thức, biện pháp thực hiện mục tiêu. Hệ quan điểm thứ hai ở đây tức là nói đến con đường cụ thể được hoạch định để đạt tới mục tiêu CNXH. Hệ quan điểm này là không thể nhất thành bất biến, mà luôn phải được kiểm nghiệm, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh, thậm chí thay đổi. Trong thời kỳ chuyển sang chính sách kinh tế mới ở Nga trước đây, Lênin đã từng nói: “Chúng ta đã học được - ít nhất cũng đến một chừng mực nào đó - một nghệ thuật khác cần thiết trong cách mạng: đó là nghệ thuật mềm dẻo, biết tính đến những điều kiện

khách quan đã thay đổi mà nhanh chóng và đột nhiên thay đổi sách lược, chọn một con đường khác để đi tới đích của chúng ta, nếu con đường cũ, trong một thời gian nhất định nào đó, xem ra không thích hợp nữa, không đi theo được nữa”1.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Con đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam pot (Trang 137 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)